2021-03-19 16:56:38
Bệnh tiêu chảy ở trẻ là tình trạng bệnh lý nguy hiểm ở trẻ em, có thể dẫn đến mất nước, mất điện giải và sau đó có thể tử vong trong những trường hợp bệnh nặng. Để điều trị bệnh tiêu chảy một cách hiệu quả nhất thì chúng ta cần biết được phân loại bệnh tiêu chảy ở trẻ em cũng như những biểu hiện khác nhau của từng thể bệnh, từ đó có thể phân biệt và điều trị đúng phương pháp.
1. Bệnh tiêu chảy ở trẻ
Bệnh tiêu chảy ở trẻ là bệnh lý khá nguy hiểm, thường hay gặp ở trẻ nhỏ với biểu hiện chính là đi cầu phân lỏng như nước có thể có máu trong phân hoặc không có, trong đó số lần đi cầu lỏng trong ngày của trẻ thường nhiều hơn 3 lần và tình trạng bệnh tiêu chảy ở trẻ có thể diễn ra trong vòng 14 ngày. Bệnh tiêu chảy ở trẻ thường dẫn đến tình trạng rối loạn nước và điện giải, gây ra suy dinh dưỡng và thậm chí là tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy rất đa dạng, trong đó có thể kể đến tác nhân Rotavirus là nguyên nhân phổ biến nhất. Ngoài ra, một số loại vi khuẩn và ký sinh trùng cũng có khả năng gây bệnh tiêu chảy ở trẻ như vi khuẩn E Coli, vi khuẩn Shigella, vi khuẩn Campylobacter jejuni, vi khuẩn Salmonella, hoặc Vibrio cholerae, ký sinh trùng thường gặp là Entamoeba histolytica hoặc Giardia lamblia.
Con đường lây nhiễm của những tác nhân gây bệnh này vào cơ thể thường là do ăn uống những thức ăn bị nhiễm virus, vi khuẩn hoặc tiếp xúc với những dụng cụ có nhiễm các loại virus, vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy ở trẻ em này.
Triệu chứng tiêu chảy ở trẻ em thường gặp trên lâm sàng đó là:
2. Phân loại bệnh tiêu chảy
Phân loại bệnh tiêu chảy có thể dựa vào nguyên nhân, chia làm 2 loại chính là tiêu chảy do nhiễm trùng và tiêu chảy không do nhiễm trùng:
Ngoài ra, trên lâm sàng thì bệnh tiêu chảy ở trẻ thường được chia làm 3 thể bệnh dựa vào tính chất phân cũng như thời gian diễn ra tiêu chảy ở trẻ như sau:
Bên cạnh phân loại bệnh tiêu chảy ở trẻ em thì khi thăm khám lâm sàng, cần đánh giá thêm phân độ mất nước ở trẻ để khảo sát tình trạng mất nước đang diễn ra trong cơ thể trẻ như thế nào, từ đó có hướng xử lý phù hợp:
3. Điều trị bệnh tiêu chảy
Nguyên tắc điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em đó là điều trị tình trạng mất nước ở trẻ, đồng thời sử dụng kháng sinh và xử lý những biến chứng gây ra bởi bệnh tiêu chảy ở trẻ như rối loạn điện giải, rối loạn toan kiềm, suy thận cấp, hạ đường máu, suy dinh dưỡng...
Trong những trường hợp trẻ em có tình trạng mất nước nặng hoặc dẫn đến sốc, co giật, rối loạn điện giải thì cần xử lý tình trạng này sớm nhất có thể, sau đó nếu bệnh nhân có tình trạng hạ đường huyết thì cần cho bệnh nhân uống 50ml nước đường hoặc sử dụng dung dịch Glucose 30% IV truyền tĩnh mạch.
Nếu trẻ có mất nước thì bù nước và điện giải tại nhà như sau:
Một số kháng sinh có thể sử dụng trên bệnh nhân đi cầu có nhầy máu như Ciprofloxacin, Bactrim khi nghĩ đến vi khuẩn tả hoặc có thể dùng Tetracyclin theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị.
Điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ cũng nên chú ý đến tình trạng dinh dưỡng và vệ sinh ở trẻ, áp dụng một số nguyên tắc sau:
4. Kết luận
Bệnh tiêu chảy ở trẻ là một bệnh lý rất hay xảy ra trên lâm sàng, khiến trẻ mệt mỏi, gầy sút cân, rối loạn điện giải, suy dinh dưỡng và có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của trẻ. Vì vậy, khi có bất cứ dấu hiệu nào nghi ngờ bệnh tiêu chảy ở trẻ thì cha mẹ cần đưa trẻ đến những cơ sở y tế uy tín để được khám và điều trị bệnh tiêu chảy kịp thời.