2021-10-13 16:34:31
Trào ngược dạ dày dần trở thành nỗi “ám ảnh” của bất kỳ ai khi số người mắc đang ngày càng gia tăng, nhất là ở độ tuổi trưởng thành và vô số biến chứng nguy hiểm mà nó gây ra. Bên cạnh các triệu chứng thông thường như ợ chua, buồn nôn…, trào ngược dạ dày gây ho cũng là một trong những biểu hiện của bệnh. Vậy tại sao trào ngược dạ dày gây ho?
Cơ chế gây ho khi bị trào ngược dạ dày
Chắc chắn mọi người thường nghĩ bị ho sẽ liên quan đến những vấn đề về đường hô hấp, tuy nhiên trên thực tế là do trào ngược dạ dày. Để hiểu nguyên nhân, trước hết cần biết trào ngược dạ dày là gì?
Bệnh trào ngược dạ dày hay còn gọi là viêm thực quản trào ngược, là tình trạng axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản (ống tiêu hóa nối giữa miệng với dạ dày).
Nguyên nhân được giải thích bởi hai cơ chế: cơ chế thần kinh cơ và cơ chế loại bỏ chất kích thích trong đường hô hấp.
Cơ chế thần kinh cơ
Theo cơ chế này, khi axit trào ngược từ dạ dày lên thực quản có thể tràn sang phổi làm cơ chế phản xạ nằm ở đường hô hấp dưới được kích thích. Điều này khiến cho cơ thể ho để axit dạ dày không đi vào phổi.
Cơ chế loại bỏ chất kích thích trong đường hô hấp
Ở người mắc bệnh trào ngược axit dạ dày, cơ thắt thực quản dưới sẽ hoạt động yếu. Khi hoạt động đóng mở ở cơ quan này có dấu hiệu bất thường sẽ làm cho axit dạ dày trào lên thực quản. Lúc này, axit từ thực quản có thể nhỏ vào mạng lưới đường thở nằm bên trong phổi. Do đó, để loại bỏ mọi chất kích thích có tại đường thở giúp đẩy dị vật ra ngoài, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách ho.
Triệu chứng ho có thể do nguyên nhân trào ngược dạ dày gây ra
Nguyên nhân dẫn đến chứng trào ngược dạ dày gây ho
Tác nhân gây ra tình trạng trào ngược dạ dày gây ho xuất phát từ yếu tố bệnh lý và không thuộc bệnh lý.
Nguyên nhân bệnh lý
Thực quản có vấn đề
Trào ngược là dấu hiệu cho thấy do giảm trương lực cơ hoặc các đợt giãn thoáng qua tái đi tái lại bất thường (không liên quan đến nuốt), dẫn đến cơ thắt thực quản dưới hoạt động kém hiệu quả.
Dạ dày có vấn đề
Tình trạng viêm loét cũng khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả làm thức ăn bị tiêu hóa chậm. Từ đó sinh hơi, khí trong dạ dày, khiến dạ dày tiết nhiều acid và kích thích trào ngược dạ dày gây ho.
Viêm loét dạ dày là nguyên nhân khiến trào ngược dạ dày gây ho ở người bệnh
Béo phì
Trọng lượng cơ thể càng lớn sẽ càng tạo áp lực cho cơ thắt thực quản dưới giãn nở. Đây là điều kiện thuận lợi giúp trào ngược axit dạ dày xảy ra.
Yếu tố bẩm sinh
Một số người bệnh có cơ thắt thực quản dưới yếu, sa dạ dày, thoát vị cơ hoành, chấn thương tai nạn… cũng là nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày.
Nguyên nhân không thuộc bệnh lý
Stress làm tăng tiết cortisol
Tình trạng căng thẳng, lo âu kéo dài vốn là tác nhân gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng bởi tiết ra cortisol khiến nồng độ acid trong dạ dày tăng lên, trương lực co bóp đẩy mạnh kích thích dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản. Vậy nên trào ngược dạ dày gây ho có thể do bạn liên tục bị căng thẳng quá mức, stress dài ngày.
Thói quen ăn uống không lành mạnh
Những thói quen như ăn nhanh, ăn quá no, vận động mạnh sau khi ăn… sẽ gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và dạ dày. Đặc biệt sử dụng quá nhiều rượu bia, thuốc lá thường xuyên càng làm cho dạ dày tổn thương. Đây chính là nguyên nhân nhiều người mắc phải chứng trào ngược dạ dày gây ho.
Tác dụng phụ của thuốc Tây
Một số loại thuốc điều trị huyết áp như Cholecystokinine, glucagon, aspirin,… có tác dụng phụ gây trào ngược dạ dày.
Nhận biết chứng trào ngược dạ dày gây ho thế nào?
Vì ho do trào ngược rất dễ nhầm lẫn với các bệnh về hô hấp nên cần đặc biệt chú ý đến tình trạng sức khỏe của bản thân, để có thể kịp thời nhận biết các triệu chứng trào ngược axit dạ dày. Trào ngược dạ dày gây ho có nhiều đặc điểm khác với ho thông thường:
Biến chứng trào ngược dạ dày gây ho
Là bệnh dễ mắc phải, vậy trào ngược dạ dày có nguy hiểm không? Nếu không điều trị kịp thời, bệnh này hoàn toàn thể dẫn đến nhiều biến chứng khó lường ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Ho mãn tính
Các cơn ho kèm theo đờm kéo dài làm người bệnh thường khạc nhổ, làm cổ họng bị tổn thương. Dẫn đến khàn giọng, ho mãn tính và thay đổi giọng nói ở nhiều người.
Viêm họng
Axit trong dạ dày trào ngược lên gây viêm tại thực quản. Khi bị viêm họng, người bệnh sẽ cảm thấy sưng đau, khó nuốt. Thậm chí ở một số trường hợp nặng có thể bị loét thực quản.
Hội chứng khó thở
Nếu không điều trị sớm, có thể gây sẹo trong thực quản, làm tăng nguy cơ hẹp thực quản lành tính khiến người bệnh đau, khó nuốt và khó thở mãn tính.
Trào ngược dạ dày gây ho có thể gây nên biến chứng khó thở, viêm họng,…
Không chỉ vậy, một biến chứng cực kỳ nguy hiểm của trào ngược dạ dày là Barrett thực quản – một dạng thay đổi thành phần và tính chất của niêm mạc thực quản và có thể tiến triển thành ung thư.
Đồng thời các chuyên gia cũng cho rằng trào ngược dạ dày gây hôi miệng là một trong những tác hại do căn bệnh này gây ra. Vì khi mắc bệnh, thức ăn đang tiêu hóa dở trong dạ dày và acid dịch vị sẽ bị trào ngược lên thực quản, vòm họng và cả miệng trong khi dạ dày là nơi trú ngụ của nhiều loại vi khuẩn nên sẽ khiến người bệnh bị hôi miệng. Đồng thời tình trạng viêm loét họng, thực quản tạo điều kiện trú ngụ cho vi khuẩn có mùi gây hôi miệng.
Cách khắc phục trào ngược dạ dày gây ho
Phương pháp không dùng thuốc
Chế độ ăn uống hợp lý
Người bệnh nên hạn chế ăn các đồ ăn cay nóng, đồ chua, dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn. Đặc biệt là các đồ uống chứa chất kích thích như nước uống có ga, cà phê, rượu bia, trà đặc…
Đồng thời ưu tiên sử dụng đồ ăn luộc, hấp. Nên uống nước nhiều lần trong ngày với lượng vừa đủ. Ăn chậm, nhai kỹ, chia nhỏ bữa ăn trong ngày để giảm lượng thức ăn quá nhiều vào dạ dày. Như vậy sẽ giúp giảm áp lực lên cơ thắt thực quản, hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày gây ho cho người bệnh.
Khi trào ngược dạ dày gây ho, bạn nên uống từng ngụm nước lọc
Chế độ sinh hoạt hợp lý
Người bệnh nên tránh lo âu, căng thẳng quá mức trong thời gian dài. Đồng thời nên tập thể dục vừa sức và không nên vận động quá mạnh hay nằm ngay sau khi ăn.
Bài thuốc dân gian với gừng
Rửa sạch gừng rồi nướng trên lửa đến khi thấy vỏ cháy xém. Sau đó giã nát và đun sôi với nước khoảng 10 phút. Uống khi còn ấm hoặc ngậm bã gừng để làm cơn ho nhanh chóng dịu lại.
Bài thuốc dân gian với lá hẹ
Rửa sạch lá hẹ và để ráo. Tiếp đến cắt nhỏ thành khúc 2-3cm cho vào bát. Thêm mật ong vừa đủ, hấp cách thủy từ 10-15 phút. Ăn lá hẹ cùng nước ngay khi còn nóng, ăn 1-2 lần mỗi ngày. Với trẻ dưới 1 tuổi thì không dùng mật ong.
Bài thuốc dân gian với lá hẹ có thể khắc phục chứng trào ngược dạ dày gây ho
Điều trị bằng thuốc
Nếu trào ngược dạ dày kèm thêm ho đờm cho thấy bệnh đã tiến triển nặng hơn. Người bệnh cần thăm khám để được bác sĩ chỉ định thuốc phù hợp. Các loại thuốc thường được sử dụng cho người bệnh bao gồm: