Bệnh lao phổi gây ra nhiều nguy hại và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bệnh nhân. Bệnh nhân lao phổi cần được điều trị, chăm sóc bằng một chế độ dinh dưỡng đặc biệt và thời gian nghỉ ngơi hợp lý để phục hồi nhanh chóng.
1. Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh lao
Bệnh lao phổi là một loại bệnh truyền nhiễm được gây nên bởi virus lao có tên là mycobacterium tuberculosis. Vi khuẩn lao có thể gây bệnh trên bất kỳ bộ phận nào của cơ thể như phổi, xương khớp, não, ruột,... Trong đó, bệnh lao phổi phổ biến nhất chiếm 80-85% và là nguồn lây cho những người xung quanh. Khi bị virus tấn công người bệnh bệnh sẽ bị tổn thương nào gây ra sự mệt mỏi, ho liên tục, hệ miễn dịch giảm dần, sức đề kháng yếu dẫn tới tình trạng chán ăn thiếu dinh dưỡng và sụt cân. Chính vì vậy, bổ sung đúng và đủ chất dinh dưỡng cho bệnh nhân lao là một vấn đề rất quan trọng. Chế độ dinh dưỡng hợp lý không chỉ giúp nâng cao hiệu quả điều trị mà còn nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Những nguyên tắc cần lưu ý trong xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân lao bao gồm:
- Năng lượng bổ sung cho cơ thể phải thích ứng với thể trạng, có nghĩa là phải thích hợp với chỉ số BMI của người bệnh. Trong trường hợp nếu bệnh nhân gầy yếu cần phải bổ sung dinh dưỡng để đạt chỉ số BMI lớn hơn 18,5. Nếu bệnh nhân thể trạng ổn định thì lượng thức ăn bổ sung không cần thay đổi.
- Thực phẩm trong mỗi bữa ăn cần phải đủ cả bốn nhóm thực phẩm bao gồm: chất đạm, đường, vitamin và muối khoáng. Bên cạnh đó, nên bổ sung đường trong các loại quả chín nhằm giúp thải độc gan, giảm thiểu tối đa tác dụng phụ của thuốc.
- Món ăn cho bệnh nhân cần được thay đổi mỗi ngày để họ có thể dễ dàng hấp thụ đủ chất dinh dưỡng và ăn ngon miệng hơn.
2. Bệnh nhân lao nên ăn gì hàng ngày?
2.1 Bổ sung chất khoáng
- Kẽm: là một yếu tố cần thiết cho sự đông máu và có tác dụng làm giảm tốc độ lão hoá da, tăng tốc độ phục hồi vết thương và cân bằng hệ miễn dịch. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân lao có thể bị thiếu hụt kẽm do tác dụng của thuốc dẫn đến chán ăn và suy giảm hệ miễn dịch. Trong khẩu phần ăn hàng ngày nên bổ sung kẽm trong những thực phẩm như hải sản, thịt lợn nạc, đậu hà lan, lòng đỏ trứng gà,...
- Sắt: là một chất quan trọng tạo nên thành phần hemoglobin của hồng cầu và là thành phần không thể thiếu trong nhân tế bào. Người bệnh lao thường bị thiếu máu do thiếu sắt, do vậy để bổ sung sắt cũng như phòng ngừa, bệnh nhân cần có một chế độ dinh dưỡng giàu sắt. Các thực phẩm chứa nhiều sắt vào trong khẩu phần ăn như: nấm hương, mộc nhĩ, lòng đỏ trứng,...
- Thực phẩm chứa nhiều Kali: có vai trò tăng sinh các tế bào khỏe mạnh và giảm xuất huyết. Thực phẩm chứa kali như rau xanh, khoai tây, măng, dầu thực vật, gan,... Vai trò của các thực phẩm chứa nhiều selen là loại bỏ các chất độc hại, hoạt hóa lại hệ thống enzym như sữa, vừng, đậu tương, ớt,...
Bổ sung thực phẩm giàu sắt đem lại dinh dưỡng cho bệnh nhân lao
2.2 Bổ sung chất xơ
Chất xơ là thành phần không thể thiếu trong khẩu phần ăn của người bệnh lao. Chất xơ có vai trò sẽ giúp bệnh nhân cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, cải thiện các vấn đề tiêu hóa như táo bón và tiêu chảy. Các thực phẩm có nhiều chất xơ như rau xanh, rau củ, trái cây, phomai,....
2.3 Tăng cường vitamin
Vitamin là một chất quan trọng không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày. Người bệnh lao cần bổ sung một số vitamin sau:
- Vitamin A, E, C là những chất có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể con người. Chúng giúp cho cơ thể tăng cường hệ thống miễn dịch, nhờ đó tránh được nhiễm khuẩn và quá trình oxy hóa. Những thực phẩm có chứa nhiều loại vitamin A, C, E bao gồm: thịt lợn nạc, thịt gà, thịt bò, gan, cá biển, rau có màu xanh,...
- Vitamin K và vitamin nhóm B: Do đường tiêu hóa của người bệnh bị tổn thương, dẫn tới khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của kém, gây ra thiếu hụt vitamin K và vitamin nhóm B. Kết quả của sự thiếu hụt này có thể làm trở ngại cho quá trình đông máu, làm giảm chức năng của hệ miễn dịch, hoặc gây viêm dây thần kinh ngoại biên,...
2.4 Thực đơn tham khảo cho bệnh nhân lao phổi trong 1 ngày
- Bữa sáng: nên dùng những món ăn nhẹ nhàng, dễ ăn như cháo, phở, mì, miến, chút hoa quả mềm,... Bên cạnh đó, người bệnh có thể uống thêm nước nước dừa để bù nước và muối khoáng nhanh chóng cho cơ thể.
- Bữa trưa: Tăng cường các món chứa nhiều protein như thịt gà, ngan, vịt, lợn,... Bên cạnh đó, người bệnh cần bổ sung vào thực đơn nhiều rau xanh và rau củ quả.
- Bữa chiều: nên ăn các loại thực phẩm có tác dụng đào thải độc tố nhanh chóng như cà chua, cá, đậu phụ,...
Bệnh lao ăn gì để tốt nhất?
3. Bệnh nhân lao nên kiêng ăn gì?
Bệnh nhân lao cần phải kiêng một số loại thức ăn để làm giảm tình trạng sốt kéo dài, ra mồ hôi trộm, rối loạn thần kinh,... Bên cạnh đó, những loại thực phẩm này sẽ khiến người bệnh ho nhiều hơn và dai dẳng, có thể khạc đờm ra máu, làm giảm công dụng của thuốc và gia tăng tác dụng phụ có hại.
- Các loại thức ăn cay, nóng như: ớt, tiêu, bột hạt cải, gừng,...
- Các loại chất kích thích như: thuốc lá, thuốc lào, rượu bia, cà phê, trà,...
- Thức ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ,....
Tóm lại, một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Dinh dưỡng của người bệnh lao cũng cần được tham khảo dưới sự tư vấn của bác sĩ điều trị trực tiếp. Ngoài ra, cũng cần chú ý vệ sinh sạch sẽ môi trường sống. Bệnh nhân không được khạc nhổ bừa bãi để tránh sự lây lan của trực khuẩn lao cho những người xung quanh.