2021-09-22 14:09:18
Việc điều trị xơ cứng rải rác cần sự điều trị kết hợp nhịp nhàng của đa chuyên ngành bao gồm bác sĩ, điều dưỡng, chuyên gia vật lý trị liệu, thầy thuốc trị liệu ngôn ngữ, các nhà tâm lý học, các nhân viên hoạt động xã hội...
1. Bệnh xơ cứng rải rác
Xơ cứng rải rác ( MS) là một bệnh viêm tự miễn của hệ thần kinh trung ương là nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật ở thanh niên.
Đặc điểm mô bệnh học là do các mảng chất trắng bị mất myelin. Các tổn thương cấp tính này kết hợp với thâm nhiễm viêm mà khi thuyên giảm để lại mảng mất tế bào sao và tế bào thần kinh đệm.
Tại anh tỷ lệ mắc xơ cứng rải rác mới tỷ lệ 1: 200.000 người dân mỗi năm và là nguyên nhân gây tàn tật tiến triển thường gặp nhất ở tuổi người trưởng thành.
Khoảng 15 năm kể từ khi chẩn đoán, khoảng một nửa số bệnh nhân bị rối loạn đáng kể khả năng đi lại và cần được hỗ trợ và ngồi xe lăn.
Tuổi khởi phát trung bình của bệnh: 30-40.
Xơ cứng rải rác có tác động nghiêm trọng đối với khả năng chăm sóc con cái và tình trạng tài chính.
Kỳ vọng về thời gian sống không bị giảm nghiêm trọng nhưng mức độ tàn tật cao.
2. Những tác dụng không mong muốn của thuốc corticoid trong điều trị xơ cứng rải rác
Việc điều trị corticoid trong các đợt cấp của xơ cứng rải rác có thể gây nên các tác dụng phụ. Mặc dù Methylprednisolone tiêm tĩnh mạch liều cao trong thời gian ngắn có tương đối ít tác dụng phụ ở hầu hết bệnh nhân. Nhưng cũng có một số các tác dụng phụ tiềm ẩn như:
3. Biện pháp phục hồi chức năng và xử trí di chứng và các tác dụng của thuốc trong điều trị bệnh xơ cứng rải rác
Để giảm thiểu những tác dụng phụ này bệnh nhân nên:
Trong trường hợp bệnh nhân có rối loạn cơ tròn, đặc biệt bí tiểu tiện không hoàn toàn, sau mỗi lần tiểu tiện còn nước tiểu tồn dư trên 100ml, có thể dùng một xông lưu trong bàng quang hoặc đặt xông tiểu ngắt quãng vô khuẩn. Cách điều trị thứ hai này là điều trị được lựa chọn cho hầu hết bệnh nhân. Kỹ thuật này cần được một nhân viên phục hồi chức năng chuyên khoa hướng dẫn, và người này cũng sẽ hỗ trợ theo dõi người bệnh.
Hiện có nhiều loại xông tiểu bán trên thị trường và chuyên gia sẽ chọn cho bệnh nhân một loại xông phù hợp nhất, sonde tiểu cỡ 10-14 F, thường đủ để dẫn lưu bàng quang, đặt xông tiểu sạch ngắt quãng cần được tiến hành 3 đến 5 lần trong 24h.
Trong trường hợp bí tiểu hoàn toàn cần phải đặt ống xông bàng quang trong giai đoạn cấp. Tuy nhiên, nên thay thế biện pháp này bằng cách đặt một catheter trên xương mu dài ngày nếu tổn thương tiếp diễn dai dẳng và bệnh nhân hoặc người chăm sóc không thể tiến hành đặt xông tiểu ngắt quãng.