Bệnh u tuyến giáp là gì? Có các loại u tuyến giáp nào?

2022-05-23 11:24:50

Bệnh u tuyến giáp là hiện tượng phát sinh một khối mô hoặc tế bào tập trung ở trước cổ, dưới đáy họng. Khối này làm thay đổi hệ thống sức khỏe tuyến giáp, thay đổi chức năng cả vùng và ảnh hưởng đến cả cơ thể. Bệnh u tuyến giáp được phân chia thành nhiều loại khác nhau, tùy vào mỗi trường hợp mà cách xử lý và điều trị cũng khác nhau.

1. U tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là bộ phận sản xuất hormone cho cơ thể người, nằm trước cổ và dưới đáy họng. Bệnh u tuyến giáp là tình trạng phát triển một khối mô hoặc tế bào, tập trung ở khu vực này, thay đổi chức năng tuyến giáp và sức khỏe cơ thể.

Tùy thuộc vào kết quả cận lâm sàng: sinh thiết, hình ảnh chụp chiếu… mà u tuyến giáp có thể là các khối lành tính hoặc ác tính – ung thư tuyến giáp. Đa số các trường hợp là u lành tính, chỉ có khoảng 4 – 7% u ác tính. Bệnh thường xảy ra ở người cao tuổi và phụ nữ.

2. U tuyến giáp lành tính là gì?

U tuyến giáp lành tính là các khối u hình thành trong tuyến giáp, ở thể rắn hoặc lỏng. Có đến 95% các trường hợp là lành tính, bao gồm các dạng: viêm tuyến giáp, u dạng tuyến giáp, u nang tuyến giáp và u bướu đa nhân.

a. Nguyên nhân gây u lành tuyến giáp

Nguyên nhân gây u lành tuyến giáp

  • Bệnh u tuyến giáp lành tính có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân như:
  • Chế độ ăn thiếu hụt iod, hình thành các bướu giáp nhân.
  • Các mô tuyến giáp tăng sinh quá mức khiến các u lành phát triển nhanh chóng.
  • Hình thành u lành do các nang giáp
  • Bệnh viêm tuyến giáp mãn tính dẫn đến các bướu nhân
  • Các bướu giáp đa nhân nhỏ, hình thành các khối u lớn trong tuyến giáp

b. Các biểu hiện của u lành tuyến giáp

U lành tuyến giáp ở giai đoạn đầu thường không có những biểu hiện rõ rệt. Thậm chí, khối u xuất hiện và biến mất trong một thời gian mà bệnh nhân không cảm nhận được. Khi khối u phát triển lớn, người bệnh có thể tự cảm nhận, sờ thấy hoặc nhận thấy các biểu hiện như:

  • Sờ thấy khối u bướu nổi trên vùng cổ, không đau.
  • Vùng cổ sưng lên, to bằng quả trứng gà, quả ổi hoặc thậm chí là to hơn.
  • Khối u đè vào khí quản, thực quản gây ra triệu chứng khó nuốt, nuốt nghẹn.

Trong một số trường hợp khối u lành tính tuyến giáp sản sinh ra hormone T3, T4 nhiều hơn bình thường. Khi đó, bệnh biểu hiện thành cường giáp:

  • Người bệnh giảm cân nhanh chóng, không rõ nguyên nhân
  • Tăng tiết mồ hôi
  • Run tay khi làm việc, sinh hoạt.
  • Tim đập nhanh, loạn nhịp
  • Cảm giác buồn nôn bất chợt.

c. Điều trị u lành tuyến giáp

Điều trị u lành tuyến giáp

Bệnh u giáp lành tính không nguy hiểm và có thể điều trị dễ dàng. Bệnh nếu ở giai đoạn đầu, bệnh nhân sẽ được bác sĩ nội tiết khuyên theo dõi bệnh vì có thể khối u sẽ tự biến mất. Bệnh nhân cần tái khám đều đặn để theo dõi sự phát triển của khối u. Nếu khối u nhỏ đi, bệnh nhân sẽ được theo dõi tiếp và không cần can thiệp. Nếu khối u to lên hoặc không có dấu hiệu nhỏ đi, khi đó cần có sự giúp đỡ của các bác sĩ.

Nếu khối u chưa lớn, bác sĩ nội tiết sẽ chỉ định bằng thuốc levothyroxine ((Levoxyl, Synthroid,…) một dạng tổng hợp thyroxin chiết xuất dạng viên, có tác dụng kích thích nhiều hormone tuyến giáp, hạn chế sản sinh TSH của mô tuyến giáp. Tuy nhiên, biện pháp này cần được cân nhắc hiệu quả.

Ngoài ra, phương pháp phổ biến nhất  khi điều trị bệnh u tuyến giáp lành tính là phẫu thuật. Áp dụng khi u lớn và ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp, ăn uống. Các khối u lớn, u đa nhân, u chưa xác định lành tính hay ác tính đều cần phải phẫu thuật.

3. U tuyến giáp ác tính là gì?

U tuyến giáp ác tính hay còn gọi là ung thư tuyến giáp, là bệnh tuyến giáp ác tính. Bệnh chỉ chiếm khoảng 5 – 7% trong tổng số các bệnh u giáp. Bệnh có 4 dạng chính:

  • Ung thư tuyến giáp thể nhú
  • Ung thư tuyến giáp thể nang
  • Ung thư tuyến giáp thể tủy
  • Ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa.

Trong đó, ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa là nguy hiểm nhất và có tỉ lệ tử vong cao. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể di căn đến gan, tim, phổi, xương gây nguy hiểm tính mạng.

a. Nguyên nhân gây u tuyến giáp ác tính

U giáp ác tính

Sự bất thường của tế bào trong quá trình phân chia, sinh ra các tế bào dị vật. Một số các yếu tố gây ra tình trạng này là:

  • Rối loạn chức năng miễn dịch, cơ thể bị xâm nhập bởi virus, vi khuẩn… Hệ miễn dịch suy yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh tuyến giáp như viêm, ung thư.
  • Người mắc các bệnh giáp lành tính như bướu tuyến giáp, cường giáp, suy giáp, suy giảm hormone tuyến giáp… Nếu không được điều trị sớm dẫn đến ung thư.
  • Các chất phóng xạ ảnh hưởng lên các tế bào tuyến giáp, gây tác động lên quá trình phân chia sinh ra khối u ác tính.
  • Chế độ ăn uống thiếu hụt iod làm ảnh hưởng chức năng sản xuất hormone tuyến giáp.
  • Yếu tố di truyền cũng đóng vai trò là nguyên nhân gây ra ung thư tuyến giáp thể tủy và thể không biệt hóa.
  • Những người phụ nữ trong độ tuổi 30 – 50 có nguy cơ cao mắc ung thư tuyến giáp.

b. Dấu hiệu nhận biết u ác tính

Khi mắc bệnh u tuyến giáp ác tính, người bệnh sẽ có các biểu hiện như:

  • Xuất hiện một khối u ở cổ, to dần lên nhanh chóng. U di động theo nhịp thở, gây ra hiện tượng đau cơ ở vùng lân cận.
  • Sờ có hạch lớn nổi ở vùng cổ
  • Khó nuốt, nuốt vướng, nuốt đau do khối u chèn ép.
  • Da cổ thâm sẫm màu, chảy máu hoặc sùi loét.
  • Người bệnh khàn tiếng trong thời gian dài, một số trường hợp mất tiếng hoàn toàn.
  • Triệu chứng ho mãn tính, không kèm theo sốt, đờm.

c. Điều trị u ác tính tuyến giáp

Với bệnh u tuyến giáp ác tính như ung thư tuyến giáp, người bệnh khi có các dấu hiệu trên cần phải đi khám ngay lập tức để phát hiện và điều trị kịp thời, tránh di căn. Các phương pháp điều trị như:

  • Phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn hoặc một phần tuyến giáp nhằm loại bỏ khối u.
  • Dùng thuốc levothyroxine hormone – cung cấp các nội tiết tố tuyến giáp bị thiếu hụt. Đồng thời, ngăn chặn sự sản xuất hormone kích thích tuyến giáp TSH trong tuyến yên sau phẫu thuật.
  • Điều trị xạ trị bằng I-131 nhằm tiêu diệt hoàn toàn các tế bào ung thư còn sót sau phẫu thuật.
  • Điều trị xạ trị bằng tia X để tiêu diệt các tế bào ung thư.
  • Nếu các biện pháp trên không hiệu quả, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị hóa trị bằng cách truyền hóa chất vào tĩnh mạch. Tuy nhiên, phương pháp này thường có nhiều tác dụng phụ, ít được chỉ định.

4. Xác định các loại u tuyến giáp và điều trị sớm – hiệu quả

Việc xác định u tuyến giáp ở giai đoạn đầu khá khó khăn bởi triệu chứng thường không rõ ràng, dễ bị bỏ qua. Tuy nhiên, người bệnh cần khám sàng lọc, khám tổng quát định kỳ 1 – 2 năm/lần để được phát hiện và điều trị sớm, mang đến hiệu quả cao.

Bệnh tuyến giáp tiến triển thầm lặng. Đa số bệnh nhân chỉ phát hiện khi khối u đã lớn, nhìn rõ bằng mắt thường, u chèn ép gây khó nuốt, cản trở hô hấp… Đặc biệt với thể bệnh ác tính, u tuyến giáp gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng người bệnh. Do đó, người bệnh hãy thật chủ động trong thăm khám và điều trị bệnh u tuyến giáp một cách tốt nhấ

Bài viết liên quan