2021-11-08 16:47:06
Chế độ dinh dưỡng góp phần rất quan trọng trong phòng và điều trị bệnh đái tháo đường với mục đích nhằm đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, cân bằng đủ cả về số lượng và chất lượng để điều chỉnh tốt đường huyết, duy trì cân nặng mong muốn, đảm bảo cho người bệnh có đủ sức khỏe để sinh hoạt và làm việc. Vậy chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường là phù hợp nhất.
1. Người bệnh tiểu đường ăn gì?
Nhiều người có quan niệm cho rằng bệnh nhân đái tháo đường cần phải hạn chế ăn gần như tất cả các loại thực phẩm. Tuy nhiên nếu chế độ ăn như thế là chưa phù hợp. Vậy thực tế thì vẫn có rất nhiều thức ăn dành cho người tiểu đường có thể thưởng thức và tốt cho sức khỏe và đảm bảo duy trì đường huyết ổn định.
1.1. Đậu
Đậu chứa nhiều chất xơ và protein khiến bạn có cảm giác kéo dài no lâu. Một nghiên cứu tại Canada cho thấy những người bổ sung thêm một hoặc nhiều cốc sữa đậu vào thực đơn mỗi ngày sẽ kiểm soát tốt lượng đường trong máu và giảm huyết áp. Đậu không phải là thực phẩm đắt đỏ và có nhiều cách chế biến linh hoạt. Vì vậy đây chắc chắn là món thức ăn dành cho người bệnh đái tháo đường phù hợp đầu tiên.
1.2. Rau xanh
Rau xanh là những nguồn chất xơ, vitamin và khoáng chất tự nhiên dồi dào. Đồng thời, rau xanh cũng là những loại thực phẩm có hàm lượng chất chống oxy hóa, hợp chất phytochemical cao, có công dụng thúc đẩy hệ thống miễn dịch cơ thể.
Các loại rau củ như mù tạt xanh, củ cải, cải xoăn, bông cải xanh, rau bina,... là những loại thực phẩm lý tưởng phù hợp với dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường. Đặc biệt các thực phẩm này có chứa hàm lượng chất carbonhydrat và calo thấp, không làm tăng chỉ số đường huyết của bạn.
1.3. Hoa quả
Các loại trái cây tươi chứa ít đường như bưởi, cam, quýt, táo, ổi... là những trái cây rất tốt cho người đái tháo đường vì nhóm thực phẩm này cung cấp rất nhiều vitamin tốt.
Mặc dù trái cây có thể cung cấp cho bệnh nhân lượng đường nhất định nhưng đây là loại đường giải phóng chậm (tức là cần phải trải qua quá trình tiêu hóa mới trở thành đường hấp thu vào trong cơ thể) nên sẽ giúp cho lượng đường ở trong máu không tăng quá cao hay quá thấp, đồng thời chúng còn cung cấp thêm chất xơ có ích và chất khoáng hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu.
1.4. Chất béo tốt
Nguồn chất béo có bên trong các loại quả khô như quả bơ, quả hồ đào, hạnh nhân, quả óc chó, dầu đậu phộng, dầu oliu sẽ giúp ích cho việc giảm nồng độ cholesterol trong máu. Người bệnh tiểu đường nên bổ sung nhóm thực phẩm này vào chế độ ăn hàng ngày thay thế cho chất béo có nguồn gốc từ động vật.
Những chất béo lành mạnh này giúp ngăn ngừa và làm chậm sự tiến triển của bệnh tiểu đường và bệnh tim. Hạt quả khô có lượng carbohydrate, chất đạm và chất béo thấp giúp ổn định lượng đường trong máu.
Tuy nhiên, khi sử dụng dầu ô liu thì nên chú ý chỉ sử dụng ở nhiệt độ thường, không nên chế biến với nhiệt độ cao vì chúng có thể tạo ra thêm nhiều chất độc hại cho cơ thể.
1.5. Cá
Cá là thức ăn dành rất tốt cho bệnh nhân đái tháo đường phù hợp. Nguyên nhân là do cá là nguồn cung cấp ra chất béo và chất đạm thay thế cho thịt rất tốt. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên bổ sung cá vào chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường ít nhất 2 lần/tuần.
Các loại cá như cá ngừ, cá mòi, cá hồi, cá thu là những loại thực phẩm giàu axit béo Omega-3 không những tốt cho người mắc bệnh đái tháo đường mà còn tốt cho sức khỏe tim mạch nhờ làm giảm huyết áp và cải thiện nồng độ cholesterol.
1.6. Trứng
Việc bổ sung trứng vào chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường là thực sự có lợi và giúp làm giảm lượng Cholesterol LDL xấu trong máu và tăng lượng Cholesterol HDL tốt. Do vậy mà ăn nhiều trứng có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, giảm viêm nhiễm và khiến người bệnh không có cảm giác đói.
Một số nghiên cứu còn cho thấy, trứng rất giàu Zeaxanthin và lutein – hai chất chống oxy hóa rất tốt cho sức khỏe của mắt, đặc biệt có nhiều trong lòng đỏ trứng.
2. Nguyên tắc dinh dưỡng cho người tiểu đường
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường cần đảm bảo các nguyên tắc:
Trên đây là những vấn đề về dinh dưỡng cần điều chỉnh phù hợp giúp trong phòng và điều trị bệnh đái tháo đường. Chế độ dinh dưỡng hợp lý là yếu tố quan trọng giúp ổn định chỉ số đường huyết. Người bệnh cũng nên chuẩn bị sẵn thiết bị đo đường huyết bỏ túi bên người và kiểm tra sau khi ăn một loại thực phẩm lạ để đảm bảo kiểm soát đường huyết được hiệu quả hơn.