Tim mạch - bệnh lý gây tử vong số một trên thế giới

2021-01-12 15:02:30


Tài liệu chuyên môn “Thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh động mạch vành” vừa được Bộ Y tế ban hành, được áp dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cả nước( Quyết định 5332/QĐ-BYT)
 

Trong bối cảnh hiện nay, bệnh tim mạch đã trở thành bệnh lý gây tử vong số một trên thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2015, hàng năm ước tính có tới 17,5 triệu người trên thế giới tử vong do bệnh tim mạch, trong đó chủ yếu là các bệnh tim mạch do xơ vữa.

Các bệnh lý tim mạch có thể chia thành 2 nhóm chính: bệnh tim mạch do xơ vữa mạch máu (hoặc liên quan đến xơ vữa) như bệnh động mạch vành, mạch não, mạch ngoại vi và các vi mạch… và bệnh tim mạch không do xơ vữa (ví dụ: bệnh tim bẩm sinh, bệnh tim liên quan đến nhiễm trùng….). Trong hai nhóm trên, bệnh tim mạch liên quan đến xơ vữa động mạch hiện đang trở thành nhóm bệnh lý chiếm tỷ lệ cao nhất và thường gặp nhất trong cộng đồng.

Thông điệp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2016: Bệnh tim mạch hiện đã trở thành nguyên nhân mắc bệnh và tử vong hàng đầu.

Hằng năm có khoảng 17,9 triệu người chết do bệnh tim mạch, chiếm 31% tổng số tử vong, trong đó có tới 85% chết do nguyên nhân bệnh động mạch vành hoặc đột quỵ não.

Tại Việt Nam, năm 2016, theo thống kê của WHO, bệnh tim mạch đã trở thành nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Trong số 77% nguyên nhân tử vong do bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam thì có tới khoảng gần 70% tử vong do bệnh tim mạch.

Sơ đồ các nguyên nhân gây tử vong tại Việt Nam (WHO 2016).

Tài liệu chuyên môn này đã nêu ra Tổng quan về bệnh động mạch vành;

- Các biện pháp thăm dò chẩn đoán bệnh động mạch vành;

- Hội chứng động mạch vành mạn;

- Hội chứng động mạch vành cấp không có ST chênh lên;

- Nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên;

- Biến chứng thường gặp và một số thể đặc biệt của nhồi máu cơ tim cấp;

- Kỹ thuật can thiệp động mạch vành và một số tiến bộ khác...

Bài viết liên quan