2022-05-04 09:26:42
Lồng ruột là cấp cứu ngoại khoa thường gặp ở trẻ nhỏ, do một đoạn ruột chui vào lòng của đoạn kế cận. Bố mẹ cần chú ý đến các dấu hiệu trẻ bị lồng ruột để đến bệnh viện kịp thời. Nếu nhập viện sớm, bác sĩ sẽ tháo lồng cho trẻ bằng hơi mà không cần phẫu thuật.
1. Lồng ruột là gì?
Lồng ruột là một cấp cứu bụng ngoại khoa thường gặp, khi một đoạn ruột lộn lại và chui vào lòng của đoạn ruột kế cận, gây bít tắc ruột cơ học. Khối lồng làm ngăn cản thức ăn và dịch di chuyển xuống phía dưới, thành ruột ép vào nhau gây phù nề, viêm và giảm cấp máu tới phần ruột bị lồng. Hậu quả là khiến ruột bị nhiễm trùng, hoại tử và thủng.
Nguyên nhân gây chứng lồng ruột ở trẻ em vẫn chưa được xác định rõ, tuy nhiên một số chuyên gia cho rằng lồng ruột có thể liên quan đến:
Lồng ruột có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào, nhưng phổ biến là trẻ dưới 2 tuổi (chiếm tới 80% các trường hợp), trong đó nhiều nhất là các bé từ 4 - 9 tháng và hiếm gặp ở trẻ lớn. Bệnh đa số gặp ở trẻ béo tốt, bụ bẫm, bé trai nhiều hơn bé gái với tỷ lệ khoảng 2:1.
Về lâm sàng, tình trạng này diễn biến không giống nhau ở hai lứa tuổi, cụ thể:
Nếu bệnh nhi được đưa đến viện sớm, bác sĩ chỉ cần thực hiện thủ thuật tháo lồng bằng hơi (tỷ lệ thành công là hơn 90% và tái phát sau tháo lồng không phẫu thuật là 8 - 12%). Nếu trẻ đến muộn hoặc tháo lồng bằng hơi thất bại, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phẫu thuật thích hợp dựa theo tình hình (tỷ lệ tái phát là 0 - 3%). Trẻ có nguy cơ tử vong sau phẫu thuật tháo lồng nếu bị viêm phổi và sốt cao co giật, tuy nhiên số ca gặp biến chứng hiện nay đã giảm đáng kể.
2. Dấu hiệu trẻ bị lồng ruột
Có 4 triệu chứng cơ năng khi trẻ bị lồng ruột mà phụ huynh cần lưu ý là:
2.1. Đau bụng cơn
Đau bụng là triệu chứng sớm và nổi bật nhất, xuất hiện ở 75% trường hợp trẻ bị lồng ruột. Đặc điểm của đau bụng cơn do lồng ruột được biểu hiện như sau:
2.2. Nôn
65% các trường hợp trẻ bị lồng ruột sẽ nôn ngay từ cơn đau đầu tiên. Lúc đầu bệnh nhân nôn ra thức ăn, sau đó nôn ra dịch xanh hoặc vàng.
2.3. Đại tiện ra nhầy máu
Đại tiện ra máu chiếm 95% trường hợp trẻ bị lồng ruột còn bú. Dấu hiệu này có thể xuất hiện ngay từ cơn đau đầu tiên nếu lồng chặt khít, khó tháo hoặc xuất hiện muộn sau 24 giờ. Đa phần khi bệnh nhân đại tiện sẽ phát hiện thấy:
Tuy nhiên cũng có trường hợp chỉ phát hiện được nhầy máu theo găng khi bác sĩ thăm khám trực tràng.
2.4. Táo bón hoặc tiêu chảy
Đây là dấu hiệu dễ dẫn đến chẩn đoán nhầm vì có 3 trường hợp xảy ra như sau:
3.1. Triệu chứng thực thể
Khi đưa trẻ đến bệnh viện, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng ở ổ bụng để chẩn đoán trẻ bị lồng ruột. Các triệu chứng thực thể bao gồm:
3.2. Triệu chứng toàn thân
Biểu hiện toàn thân của trẻ bị lồng ruột vào giai đoạn sớm thường ít thay đổi, bước vào giai đoạn muộn bệnh nhân thường:
Sau 48 giờ có thể xuất hiện các triệu chứng của tắc ruột cơ học.
3.3. Cận lâm sàng
Chụp bụng X quang (Chống chỉ định: Tắc ruột đến muộn ≥ 48 giờ, viêm phúc mạc hoặc thủng ruột);
3.4. Chẩn đoán xác định
Trong trường hợp bệnh nhi đến sớm bệnh viện sớm, bác sĩ có thể chẩn đoán xác định nếu xuất hiện đồng thời các dấu hiệu trẻ bị lồng ruột sau:
Ngược lại nếu đến muộn, trẻ bị lồng ruột sẽ được chẩn đoán xác định khi có triệu chứng tắc ruột hoặc viêm phúc mạc, kèm ra máu nhầy hậu môn.
3.5. Chẩn đoán phân biệt
Ngoài lồng ruột thì còn có một số tình trạng khác thường xuất hiện ở trẻ cũng có triệu chứng tương tự, dó đó cần lưu ý chẩn đoán phân biệt như sau:
Lồng ruột sau khi tháo vẫn có khả năng tái lại ngay sau vài giờ hoặc nhiều ngày. Vì vậy phụ huynh cần phát hiện sớm các triệu chứng để đưa con em quay lại bệnh viện kịp thời. Khi thấy trẻ có các dấu hiệu lồng ruột như đau bụng đột ngột, xoắn vặn, khóc thét, nôn thức ăn ... thì cần đưa đi thăm khám ngay.
Ngoài ra, nên giữ ấm cơ thể cho trẻ để hạn chế viêm đường hô hấp vào mùa lạnh, ăn uống vệ sinh đề phòng viêm hạch mạc treo dẫn đến lồng ruột.