2021-02-16 20:28:46
Nhồi máu cơ tim là tình trạng khẩn cấp, người bệnh có thể tử vong rất nhanh nếu không được cấp cứu kịp thời. Có đến 10% các ca nhồi máu cơ tim dẫn đến đột tử. Bài viết này sẽ làm rõ các biến chứng nguy hiểm của nhồi máu cơ tim mà chúng ta cần hết sức cảnh giác.
1. Nhồi máu cơ tim là gì?
Nhồi máu cơ tim là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh mạch vành và cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh lý về tim mạch.
Cơn nhồi máu xảy đến khi trong lòng động mạch vành, dòng máu mang oxy và chất dinh dưỡng đến các tế bào cơ tim đột ngột bị chặn lại hoàn toàn. Vùng cơ tim khi không còn được cấp đủ máu sẽ bị hoại tử. Đây là một tình trạng khẩn cấp, người bệnh có thể tử vong rất nhanh nếu không được cấp cứu kịp thời, những trường hợp may mắn sống sót thì nguy cơ suy tim trong tương lai cũng rất cao.
2. Dấu hiệu nhận biết nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim cấp là khi ở người bệnh xuất hiện dấu hiệu cụ thể như những cơn đau thắt ngực dữ dội, đau tưởng như bị bóp nghẹt sau vùng xương ức, trước tim, rồi lan rộng tới vai trái, tay trái; đau buốt tận cùng đến ngón áp út lẫn ngón út. Những cơn đau đột ngột, thường kéo dài quá 20 phút, không thấy thuyên giảm khi dùng giảm đau. Cảm giác đau nhiều có những lúc lan tới cổ, tới cằm, rồi vai, tay, và cả sau lưng.
Thế nhưng, một số ít trường hợp người bệnh phát bệnh mà không thấy hoặc ít thấy đau, thường gặp nhiều hơn người mắc đái tháo đường, huyết áp cao, người bệnh sau mổ.
Ngoài ra, còn có một số dấu hiệu khác như vã nhiều mồ hôi, thở khó, đánh trống ngực, buồn nôn hoặc nôn nhiều, giảm trí nhớ, da tái nhợt, ngón chân tay lạnh...
3. Các biến chứng nhồi máu cơ tim
Tỉnh lại sau cơn nhồi máu cơ tim là một điều may mắn. Thế nhưng đây mới là bước ban đầu, bởi người bệnh sẽ tiếp tục phải điều trị và đối mặt nguy cơ đột tử trong vòng 3 tuần từ khi phát bệnh, vì nhịp tim đang rối loạn, dễ vỡ tim, tắc mạch tại phổi, tắc mạch não, phổi bị phù hay bị choáng tim. Hết khoảng thời gian trên, mọi nguy hiểm dần thuyên giảm, nhưng những di chứng về sau vẫn còn đang thách thức người bệnh.
Vì vậy, trong giai đoạn đầu người bệnh lẫn người thân chăm sóc đều phải cảnh giác các dấu hiệu bất thường để kịp báo với bác sĩ, tránh mọi rủi ro.
3.1 Biến chứng sớm
Có đến 10% các ca nhồi máu cơ tim dẫn đến tình trạng đột tử. Đột tử là biến chứng nặng nhất có thể xảy ra bất thường trong tuần đầu sau phát bệnh. Nguyên nhân bởi thất tim rung, nhịp thất tim nhanh, vỡ tim, mạch phổi nghẽn, trụy mạch cấp.
90% số người bệnh gặp tình trạng rối loạn nhịp tim. Khi thiếu máu cơ tim trong 48 giờ kể từ khi phát bệnh thì dễ gặp tình trạng này. Nếu sau 48 tiếng, sẽ là vấn đề cấp bách nếu nhịp tim vẫn còn bị rối loạn như vậy.
Trong trường hợp này hạn chế stress, căng thẳng, sợ hãi sẽ giúp giảm các rủi ro kéo theo.
Di chứng này dễ xảy ra vào thời điểm 2 tuần kể từ khi phát bệnh, dễ gặp trong trường hợp bệnh tái phát, hoặc xuất hiện đau thắt vùng ngực trước đó. Bệnh nhân có nguy cơ trụy mạch, cùng các biểu hiện như huyết áp tụt, mạch yếu đập nhanh, cơ thể vã nhiều mồ hôi.
Nếu là tim trái suy cấp, bệnh nhân sẽ cảm thấy thở khó kịch phát, nhịp mạch đập nhanh, phổi có hiện tượng phù cấp...
Máu đông gây nên nhồi máu cơ tim, nếu di chuyển sang những bộ phận khác sẽ làm mạch máu nghẽn, nguy cơ đột quỵ, tắc phổi...
Có đến 10% số ca vỡ tim xảy ra vào tuần 2 sau khi phát bệnh. Thường thì thất trái hay làm máu tràn ra khỏi màng tim gây trụy tim dẫn tới tử vong.
Tỷ lệ bệnh nhân nhồi máu thứ phát trở lại lên tới ngưỡng 30%. Biểu hiện thứ phát là đau thắt vùng ngực phải và được cấp cứu giống nhồi máu cấp. Đây là biến chứng dễ gặp ở người mắc đái tháo đường lâu năm.
3.2 Biến chứng muộn
Có đến 30% số trường hợp xảy ra với biểu hiện suy tim hay tắc mạch chủ.
Cần đặt máy chỉ số chỉ phân suất máu EF nhỏ hơn 35% với trường hợp nhịp thất rối loạn kết hợp vách thất phình.
Chỉ xuất hiện tuần từ 6 - 8 sau phát bệnh. Hội chứng bả vai - bàn tay thường gặp bên vai trái - tay trái, khiến vai lẫn cổ tay đau nhức, nguyên nhân chủ yếu bởi viêm thoái hoá và xơ hóa vùng khớp. Càng cố gắng vận động sớm sau tai biến càng ít khả năng gặp biến chứng trên.
Xuất hiện những cơn đau vùng ngực dần lan rộng, mức trung bình đi kèm cảm giác ê ẩm, nặng nề vùng tim. Dễ gặp ở người stress, lo lắng, suy nhược thể chất lẫn tinh thần. Được giải quyết bằng liệu pháp trấn an tâm lý cùng các bài thuốc giúp an thần.
Chức năng hoạt động của tim suy yếu rõ rệt sau khi mắc bệnh nhồi máu vùng cơ tim, dần phát triển nhanh chóng thành chứng suy tim nguy hiểm.
Có 3 -4 % số trường hợp xảy ra với những biểu hiện cảm thấy đau sau vùng xương ức; đau nhiều khi thở, vận động, ho; đau giảm khi ngồi hay cúi trước.
4. Điều trị nhồi máu cơ tim như thế nào?
Nhồi máu cơ tim có chữa được không? Thực tế việc điều trị bệnh mang tính chất tức thời, nếu có chế độ sinh hoạt hợp lý thì bệnh nhân vẫn có thể chống lại được những di chứng có thể gặp sau này.
Các phương pháp điều trị nhồi máu cơ tim bao gồm:
Bệnh nhân thấy dấu hiệu đau thắt vùng ngực phải được đưa tới cấp cứu ngay, những phương pháp cấp cứu khi bị nhồi máu cơ tim gồm:
- Điều dưỡng bằng khí oxygen
- Tiến hành điện tâm đồ
- Dùng Aspirin: loại thuốc này mang công dụng làm cho loãng máu, giảm sự phát triển số lượng cục máu đông
- Dùng Glyceryl trinitrat: loại thuốc này được đặt dưới lưỡi bệnh nhân, phát huy tác dụng giúp mạch máu được thư giãn mạch máu, khi kích thước đường kính của mạch máu tăng lên, máu dễ dàng đi qua vị trí nghẽn, khiến lượng máu trở về tim phải được giảm, đồng thời huyết áp cũng giảm
- Chống đau: thuốc morphin được dùng để chống lại các cơn đau, giúp bệnh nhân cảm thấy bớt sợ, tim được giảm độ nhịp.
- Biến chứng cần theo dõi: tim loạn nhịp, huyết áp thay đổi.
- Điều trị bằng phương pháp nội khoa: sử dụng loại thuốc khiến tan những cục máu là urokinase, streptokinase... Trong lúc cấp cứu, duy trì điều trị chống đông máu bằng Vasopolis hoặc Aspirin. Chỉ dùng Vasopolis nếu bệnh nhân dị ứng Aspirin hay bị bệnh dạ dày, tá tràng
- Điều trị bằng phương pháp ngoại khoa: đưa ống thông đi xuyên động mạch ở đùi vào động mạch của vành tim, thành nong mạch, phá vỡ máu đông lẫn phần xơ vữa, bên cạnh đó, vừa có thể đưa ống stent vào căng mạch
- Phẫu thuật ghép mạch vành tim: Mục đích là để tiếp tế thêm máu vào tim khi đang khủng hoảng vì động mạch nghẽn.
- Tĩnh mạch chân cắt lấy rồi đem nối phần động mạch chủ với phần động mạch sau đoạn nghẽn.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Trần Quốc Tuấn