Nếu nhiễm trùng đường hô hấp trên không được xử trí đúng và kịp thời sẽ dẫn đến nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Một trong các biến thể nghiêm trọng là tử vong do đồng nhiễm với bệnh đường hô hấp dưới và chúng tự làm nặng lẫn nhau.
1. Nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ em là gì?
Đường hô hấp trên bao gồm mũi, họng, xoang, hầu và thanh quản. Vì vậy, nhiễm trùng đường hô hấp trên là tình trạng viêm nhiễm một hoặc nhiều cơ quan của đường hô hấp trên. Đây là bệnh phổ biến hay gặp hơn so với nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới.
2. Triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên
- Triệu chứng thường gặp nhất là sốt, trẻ thường sốt cao và thành cơn, thân nhiệt có thể tăng cao 39 – 40 độ C, kèm theo các triệu chứng như viêm kết mạc mắt, sợ ánh sáng, mắt đỏ, đau, ngứa và chảy nước mắt,... Thông thường các triệu chứng trên sẽ cải thiện sau 7 – 10 ngày, trẻ sẽ nhanh chóng hồi phục.
- Sổ mũi và chảy nước mũi, với đặc điểm dịch nhiều, trong, loãng, không có mủ và không có mùi hôi.
- Ho cũng là triệu chứng xuất hiện hầu hết trong các bệnh viêm đường hô hấp trên, thường ho thành cơn hoặc ho khan, ho có đờm.
- Trẻ biếng ăn, nôn, rối loạn tiêu hóa.
- Trẻ có thể quấy khóc về đêm nếu bị viêm tai giữa, viêm xoang.
- Khó thở là một triệu chứng không đặc thù của viêm đường hô hấp trên. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ bị viêm thanh quản thì bé có thể sẽ bị khó thở. Khó thở là triệu chứng rất ít gặp nhưng đã gặp thì thường là dấu hiệu của bệnh nặng, bé phải thở rít, thở khò khè... nếu không chữa trị không tốt bệnh sẽ chuyển sang viêm đường hô hấp trên mạn tính.
Viêm thanh quản ở trẻ
3. Nhiễm trùng đường hô hấp trên có nguy hiểm không?
Nếu nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ em không được xử trí đúng và kịp thời sẽ dẫn đến nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Một trong các biến thể nghiêm trọng là tử vong do đồng nhiễm với bệnh đường hô hấp dưới và chúng tự làm nặng lẫn nhau.
Do đó, với một bệnh hết sức thông thường như cảm lạnh trong mùa đông thì có thể đưa đến viêm phổi ở trẻ em. Ở trường hợp viêm đường hô hấp trên thể nặng, thể do vi khuẩn dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm tim, viêm cầu thận, thấp khớp cấp.
4. Cách phòng bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên
- Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết trở lạnh, nhất là khi đưa trẻ đi chơi ngoài trời vào buổi tối hoặc sáng sớm; giữ ấm ở các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.
- Cho trẻ bú mẹ từ những giờ đầu sau sinh và duy trì đến 2 tuổi
- Ăn dặm đúng thời điểm với chế độ dinh dưỡng hợp lý
- Cho trẻ uống nhiều nước hơn, ăn đủ chất dinh dưỡng, tăng cường rau xanh và hoa quả để tăng sức đề kháng
- Cho trẻ tiêm chủng đầy đủ
Cho trẻ tiêm chủng đầy đủ
- Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý
- Không cho trẻ ăn uống đồ quá lạnh để tránh nhiễm lạnh
- Không nên tiếp xúc với môi trường có khói thuốc lá và bụi, giữ nhà cửa luôn thông thoáng, sạch sẽ
- Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người trong mùa dịch bệnh. Mang khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh
- Phát hiện sớm các biểu hiện của nhiễm khuẩn hô hấp trên ở trẻ để được tư vấn bác sĩ kịp thời
Cha mẹ khi thấy con có bất cứ dấu hiệu nào của bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên thì nên đưa con đi khám. Bác sĩ sẽ chẩn đoán, đánh giá và căn cứ vào tình trạng bệnh để quyết định phương pháp điều trị cụ thể.