2022-02-14 10:55:23
Nhiễm trùng đường hô hấp trên là gì?
Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên nếu không được xử trí hiệu quả sẽ gây viêm đường hô hấp dưới và gây ra các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp dưới như viêm phế quản, viêm phổi,… (ảnh minh họa)
Hệ hô hấp của con người gồm hệ hô hấp trên (gồm tai, mũi, hầu, họng) và hệ hô hấp dưới (gồm phế quản, tiểu phế quản, phổi).
Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp có thể xuất hiện ở cả trên và dưới, tuy nhiên thường gặp ở nhiễm trùng đường hô hấp trên nhiều hơn và nếu không được xử trí tốt chúng sẽ lan xuống hệ hô hấp dưới và gây nhiễm trùng đường hô hấp dưới.
Nhiễm trùng đường hô hấp trên gồm các bệnh về mũi, viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa, viêm xoang. Nhiễm trùng đường hô hấp dưới: viêm thanh quản, khí quản, phế quản, phổi.
Nguyên nhân gây nhiễm trùng đường hô hấp trên
Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ có thể do vi khuẩn hoặc virus gây ra, trong đó virus chiếm đến gần 90%. Ngoài ra, các yếu tố như: môi trường ô nhiễm, thay đổi thất thường của thời tiết, người có sức đề kháng kém như người già và trẻ nhỏ, trẻ sinh non, suy dinh dưỡng cũng yếu tốt thuận lợi làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.
Biểu hiện nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ
Biểu hiện của nhiễm trùng đường hô hấp trên thường gặp như sốt, sổ mũi, nghẹt mũi, biếng ăn hoặc nôn,… (ảnh minh họa)
Trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên thường có các biểu hiện như sốt, sổ mũi, nghẹt mũi, biếng ăn hoặc nôn. Trẻ bị nặng thường thở nhanh, cánh mũi phập phồng, lồng ngực bị rút lõm trong khi thở vào, thở rí, rất có thể khi này bệnh đã lan xuống và gây nhiễm trùng đường hô hấp dưới nên cần đưa bé đến viện ngay để được thăm khám và xử trí kịp thời.
Cách xử trí “sai lầm” mẹ thường áp dụng
Trên thực tế, khi trẻ có biểu hiện như hắt hơi, sổ mũi, ho, đau họng… nhiều bậc phụ huynh thường có thói quen mua thuốc ngoài các hiệu thuốc để điều trị bệnh khi trẻ chưa được thăm khám hay tư vấn từ bác sĩ. Thậm chí, nhiều cha mẹ không phân biệt được giữa thuốc kháng sinh và các thuốc giảm triệu chứng như hạ sốt, giảm đau đã tùy tiện sử dụng. Việc làm này khiến cha mẹ đã “vô tình” lạm dụng kháng sinh, tăng nguy cơ kháng kháng sinh ở trẻ.
Theo thống kê tại Việt Nam, trùng bình mỗi năm trẻ có thể phải gặp từ 5 đến 7 lần nhiễm khuẩn hô hấp cấp, trong đó có khoảng 90% trẻ nhiễm trùng hô hấp nhập viện trong tình trạng bị kháng với một hay một vài loại kháng sinh khác nhau.
Cách phòng bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên từ chuyên gia
Theo Bác sĩ phụ huynh không nên vội dùng kháng sinh cho trẻ nếu thấy biểu hiện sổ mũi, ho,…Thậm chí, khi trẻ đã xác định là chớm viêm hô hấp như viêm tai giữa, cha mẹ nên để cơ thể bé “tự chiến đấu” với nhiễm trùng trong một, 2 ngày đầu rồi mới quyết định sử dụng kháng sinh khi trẻ được thăm khám với bác sĩ và xác định đúng nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn gây ra thì việc dùng kháng sinh điều trị khi này mới có tác dụng. Vì kháng sinh không có tác dụng nếu bệnh do virus gây ra.
Thay vì dùng kháng sinh ngay, các mẹ nên sử dụng các biện pháp vệ sinh mũi họng bằng nước muối loãng. Cao răng, chân răng là nơi sinh sống của rất nhiều loại vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp. Trẻ nên được phụ huynh dạy cách chăm sóc răng miệng tại nhà, lấy cao răng định kỳ để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp từ các bệnh răng lợi gây ra.
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, vi chất cho trẻ thông qua chế độ ăn khoa học. Đồng thời, cha mẹ nên cho trẻ vận động thường xuyên để nâng cao sức khỏe. Bé nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để nhận kháng thể từ cơ thể mẹ. Ngoài ra, con cần được tiêm phòng vắc-xin đầy đủ.