2022-05-16 15:51:14
Bệnh đái tháo đường type 2 là bệnh mạn tính thường xuất hiện ở người từ 40 tuổi trở lên hay có yếu tố gia đình hoặc do thừa cân béo phì. Bệnh diễn biến âm thầm lặng lẽ rất ít triệu chứng thậm chí là không có mà chỉ khi phát hiện các biến chứng của bệnh thì người bệnh mới biết mình mắc bệnh đái tháo đường.
1. Đái tháo đường type 2 là gì?
Tiểu đường type 2 hay bệnh đái tháo đường type 2 là bệnh rối loạn chuyển hóa carbonhydrat có đặc điểm tăng glucose máu do cả 2 lý do là khiếm khuyết về tiết insulin và về tác động của insulin đến cơ thể hay gặp là đề kháng insulin.
Cơ chế của bệnh đầu tiên khi mới mắc bệnh đái tháo đường type 2 là sự đề kháng insulin, điều đó có nghĩa là cơ thể đủ insulin nhưng không thể sử dụng insulin đúng cách hay insulin không thực hiện được chức năng. Insulin chính là những cầu nối đưa nguồn thức ăn quan trọng nhất trong cơ thể là glucose vào bên trong tế bào từ đó các tế bào sử dụng để sản sinh ra năng lượng cho cơ thể.
2. Những yếu tố nguy cơ cao dẫn đến bệnh đái tháo đường type 2
Vậy khi trên cùng một bệnh nhân càng có nhiều yếu tố nguy cơ cao thì khả năng mắc bệnh đái tháo đường type2 càng cao và nhanh.
3. Triệu chứng của đái tháo đường type2 thường gặp
4. Biến chứng nguy hiểm của tiểu đường type 2
Đái tháo đường type2 sẽ gây ra các mảng bám trong động mạch. Chất dính này làm chậm lưu lượng máu và tăng nguy cơ đông máu. Nó dẫn đến xơ cứng động mạch hay còn gọi là xơ vữa động mạch, khiến dễ bị đau tim hoặc đột quỵ.
Bị đái tháo đường type2 càng có nguy cơ bị mắc bệnh thận mãn tính càng lớn. Bệnh đái tháo đường type2 là nguyên nhân hàng đầu của suy thận hiện nay. Kiểm soát glucose trong máu, huyết áp và cholesterol có thể làm giảm nguy cơ biến chứng này.
Lượng glucose trong máu cao có thể làm hỏng các mạch máu nhỏ vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến võng mạc, một phần quan trọng của mắt. Điều này được gọi là bệnh võng mạc đái tháo đường và nó có thể dẫn đến mất thị lực.
Diễn biến theo thời gian bệnh đái tháo đường type2 không được kiểm soát và lượng đường trong máu cao có thể gây tổn thương dây thần kinh đặc biệt thần kinh ngoại biên. Các triệu chứng bao gồm: Ngứa ran, tê, đau, và cảm giác ghim và kim - thường ở ngón tay, bàn tay, ngón chân hoặc bàn chân của bạn.
Tổn thương dây thần kinh ở bàn chân hoặc lưu lượng máu tới chân kém làm tăng nguy cơ các biến chứng bàn chân khác nhau. Nếu không điều trị, các vết cắt và vết rộp có thể bị nhiễm trùng nặng, thường khó lành và cuối cùng có thể phải cắt bỏ ngón chân, bàn chân hoặc chân.
Lượng đường trong máu cao tạo điều kiện cho vi khuẩn tạo ra mảng bám. Mảng bám tích tụ dẫn đến sâu răng và bệnh nướu răng. Bệnh nướu răng nghiêm trọng có thể gây tổn thương răng, thậm chí phải nhổ bỏ răng.
Lượng đường trong máu cao có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Nguy cơ sảy thai cao hơn, thai chết lưu và dị tật bẩm sinh khi bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt. Đối với người mẹ, bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ bị nhiễm toan ceton, bệnh võng mạc tiểu đường, tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật.
Bệnh tiểu đường có thể làm hỏng các mạch máu và dây thần kinh trong bộ phận sinh dục của bạn. Điều này có thể dẫn đến mất cảm giác và khó đạt cực khoái. Phụ nữ cũng dễ bị khô âm đạo. Khoảng 1 trong 3 người mắc bệnh tiểu đường sẽ có một số dạng rắc rối về tình dục.
5. Kiểm soát bệnh tiểu đường type 2
Kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và giảm cânKiểm soát glucose trong máu bằng cách điều chỉnh chế độ sinh hoạt ăn uống như chủ động giảm cân, ngừng uống rượu bia, tích cực tập thể dục hang ngày.
Kiểm soát lượng glucose trong máu bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và giảm cân. Điều đó cũng sẽ giảm nguy cơ biến chứng của bạn. Ăn nhiều rau xanh, hạn chế chất béo và protein, cắt giảm lượng calo.
Tập thể dục thường xuyên bằng việc đi bộ nhẹ nhàng để duy trì trọng lượng cơ thể và loại bỏ mỡ thừa. Cố gắng luyện tập trong 30 phút vào hầu hết các ngày trong tuần.
Căng thẳng có thể làm tăng huyết áp và lượng đường trong máu vì thế hãy thư giãn như hít thở sâu, thiền hoặc nói chuyện với người thân, bạn bè.
Kiểm tra đường huyết thường xuyên bằng máy mao mạch cá nhân: Sử chiếc máy đo đường huyết để kiểm tra lượng đường trong máu hoặc tới các cơ sở y tế kiểm tra. Việc kiểm tra đường huyết thường xuyên sẽ cho bạn biết lối sống, sinh hoạt có hiệu quả hay không để bạn có kế hoạch thay đổi cho hiệu quả.
Trường hợp bệnh nhân không thể kiểm soát lượng đường trong máu bằng liệu pháp ăn uống và liệu pháp vận động thì sẽ phải tiến hành điều trị bằng thuốc. Bác sĩ sẽ kê một hoặc nhiều loại thuốc uống điều trị tiểu đường khác với insulin tùy theo tình trạng bệnh nhân. Trường hợp sử dụng thuốc uống điều trị tiểu đường nhưng không có hiệu quả, bệnh nhân có thể kết hợp điều trị bằng insulin hoặc chuyển sang chỉ điều trị bằng insulin.
Bài viết tham khảo nguồn: Webmd.com