2022-04-06 10:55:58
Đột quỵ xuất huyết não là một trong hai thể của đột quỵ não, nó chỉ chiếm khoảng 20% trong tổng số ca đột quỵ hiện nay nhưng lại vô cùng nguy hiểm, thậm chí có thể lấy đi sinh mạng của bệnh nhân bất cứ lúc nào.
1. Đột quỵ xuất huyết não là gì?
Đột quỵ xuất huyết não là 1 trong 2 dạng của đột quỵ não (thể còn lại của đột quỵ não là đột quỵ nhồi máu não), xảy ra khi mạch máu não bị vỡ, máu đột ngột xâm lấn vào não, làm tổn thương não.
Đột quỵ xuất huyết não chia làm 2 loại, tùy thuộc vào vị trí chảy máu:
2. Triệu chứng của đột quỵ xuất huyết não
Các triệu chứng của đột quỵ xuất huyết não thường khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.Với xuất huyết nội sọ, các triệu chứng hầu như luôn xảy ra khi bệnh nhân tỉnh táo. Triệu chứng đột quỵ xuất huyết nội sọ thường khởi phát đột ngột và chuyển biến xấu trong khoảng 30 - 90 phút. Những triệu chứng phổ biến nhất có thể kể đến như:
Với xuất huyết dưới nhện, các triệu chứng có thể bao gồm:
Đột quỵ xuất huyết não vô cùng nguy hiểm, có nguy cơ gây tử vong cao. Nhiều người bị đột quỵ xuất huyết não không thể vượt qua 2 ngày kể từ khi cơn đột quỵ khởi phát. Những người sống sót thì khả năng phục hồi cũng rất chậm. Bởi vậy, ngay khi nhận thấy những dấu hiệu trên, cần đưa người bệnh đi cấp cứu càng sớm càng tốt.
3. Chẩn đoán đột quỵ xuất huyết não
Để chẩn đoán và phân loại đột quỵ, bác sĩ cần xét nghiệm hình ảnh não của người bệnh, bao gồm chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI).
Đối với đột quỵ xuất huyết não, chụp CT là xét nghiệm nhanh và hiệu quả nhất. Nếu nghi ngờ xuất huyết dưới nhện, bác sĩ có thể chọc dò tuỷ sống để lấy dịch não tuỷ và kiểm tra xem nó có chứa máu hay không.
Nếu các xét nghiệm này cho thấy bệnh nhân có dấu hiệu đột quỵ, bệnh nhân sẽ phải trải qua các xét nghiệm chuyên sâu hơn để tìm ra nguyên nhân gây đột quỵ. Bởi đột quỵ xuất huyết liên quan đến chảy máu nên điều quan trọng là phải đánh giá khả năng đông máu. Nếu bệnh nhân dùng thuốc chống đông máu, cần báo ngay cho bác sĩ để được kiểm tra. Bên cạnh đó bệnh nhân cũng có thể cần phải chụp điện tâm đồ, chụp X-quang ngực, xét nghiệm máu,...
4. Điều trị đột quỵ xuất huyết não như thế nào?
Điều trị đột quỵ xuất huyết não gồm điều trị khẩn cấp và điều trị phục hồi.
Phần lớn phác đồ điều trị khẩn cấp đột quỵ xuất huyết não bao gồm đo và giảm áp áp lực nội sọ. Bệnh nhân có thể được đặt nội khí quản và kết nối với máy thở cơ học để làm giảm áp lực trong và xung quanh não.
Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ phải phẫu thuật để cắt xương sọ nhằm làm giảm sự chèn ép của mô não và loại bỏ cục máu đông sau khi xuất huyết. Sau khi cơn đột quỵ xuất huyết não khởi phát, huyết áp phải được theo dõi chặt chẽ. Các bác sĩ sẽ xem xét mức độ phù não để quyết định mức huyết áp nào là phù hợp.
Với xuất huyết dưới nhện do phình động mạch, người bệnh thường được kê thuốc để ngăn ngừa tình trạng hẹp động mạch khi chúng co thắt. Nếu xuất huyết này xảy ra do dị tật động mạch, có thể người bệnh cần phải phẫu thuật sửa chữa hoặc loại bỏ dị tật.
Sau quá trình điều trị khẩn cấp, người bệnh cần điều trị phục hồi, bao gồm trị liệu nghề nghiệp và trị liệu vật lý. Thông thường sau khi nhập viện, người bệnh sẽ phải điều trị tại trung tâm phục hồi chức năng, nơi cung cấp các liệu pháp chuyên sâu giúp khắc phục di chứng của đột quỵ não và cải thiện sức khỏe sau chấn thương não với mục tiêu là phục hồi càng nhiều chức năng càng tốt.
5. Phòng ngừa đột quỵ xuất huyết não
Phòng ngừa xuất huyết nội sọ bằng cách kiểm soát huyết áp. Nếu bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu thì hãy tìm hiểu rõ về tác dụng của các loại thuốc này vì nó có thể làm cho tình trạng xuất huyết não nặng hơn.
Kiểm soát và điều trị tốt các bệnh lý nguy cơ như tăng huyết áp, cholesterol cao, bệnh tiểu đường,... Hạn chế uống rượu bia, tránh xa thuốc lá và các chất kích thích.
Đối với xuất huyết dưới nhện do phình động mạch hoặc dị dạng động mạch, thực tế rất khó để phòng ngừa loại đột quỵ này vì những mạch máu có dị tật thường không bộc lộ bất kỳ triệu chứng nào trước khi xuất huyết xảy ra. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể tự cải thiện sức khỏe bằng cách xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh như không ăn nhiều đồ ăn mặn, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, cần ngủ đủ giấc, hạn chế căng thẳng, luyện tập thể dục thường xuyên.