2022-01-13 10:02:55
Hiện tượng đi ngoài kèm theo sốt có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
Thông thường, nếu chỉ bị cảm sốt bình thường thì các triệu chứng như đi ngoài, tiêu chảy, sốt cao sẽ tự động biến mất. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân bị các vấn đề về tiêu hóa thì tình trạng sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Trước hết, hãy cùng tìm hiểu về một số nguyên nhân chính gây ra hiện tượng đi ngoài và sốt dưới đây.
Nguyên nhân gây ra tình trạng đi ngoài kèm theo sốt
Có 4 nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng đi ngoài bị sốt, cụ thể:
Ngộ độc thực phẩm
Hiện tượng đi ngoài và sốt thường xảy ra ở những người bị ngộ độc thực phẩm. Một số loại thức ăn dễ gây nên tình trạng ngộ độc như thực phẩm chế biến sẵn không đảm bảo vệ sinh, đồ lên men, thực phẩm tái sống…
Ngoài triệu chứng nóng sốt kèm tiêu chảy, người bệnh còn có thể bị đau bụng, buồn nôn và nôn, mệt mỏi, mất sức…
Nhiễm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng
Không giữ gìn vệ sinh hoặc tiếp xúc với các loại virus, vi khuẩn, ký sinh trùng gây nên tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột. Các triệu chứng có thể gặp bao gồm đi ngoài và sốt, đau bụng, buồn nôn hoặc nôn. Ngoài ra, môi trường sống ẩm mốc, ô nhiễm cũng sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn sinh sôi và gây bệnh.
Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc uống điều trị chứa thành phần gây tác dụng phụ cho người sử dụng. Nếu gặp phải triệu chứng sốt tiêu chảy buồn nôn sau khi uống thuốc, người bệnh nên liên hệ với bác sĩ để có biện pháp khắc phục kịp thời.
Trẻ mọc răng bị sốt và đi ngoài
Mọc răng là giai đoạn mà bất kỳ trẻ nhỏ nào cũng phải trải qua. Khi răng mọc chèn lên nướu gây viêm nhiễm quanh chân răng của bé. Điều này có thể gây hiện tượng đi ngoài kèm theo sốt.
Giai đoạn bé mọc răng có thể xuất hiện tình trạng đi ngoài kèm theo sốt
Đi ngoài kèm theo sốt là biểu hiện của bệnh gì?
Đi ngoài sốt cao có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý dưới đây:
Rối loạn tiêu hóa
Chế độ ăn uống bất hợp lý là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, việc lạm dụng bia rượu, chất kích thích cũng dễ dẫn đến bệnh lý này. Một số triệu chứng thường gặp như đi ngoài buồn nôn, sốt, đi ngoài phân lỏng, đau bụng, chướng bụng…
Viêm đại tràng mãn tính
Đại tràng là một bộ phận bên trong ruột già. Khi bị viêm đại tràng mãn tính, người bệnh thường có các biểu hiện như đau bụng, đi ngoài, sốt, tiêu chảy. Ngoài ra còn bị sụt cân đột ngột, khó tiêu, chướng bụng… Bệnh này thường dễ tái phát nếu không được điều trị triệt để.
Viêm ruột thừa
Người bị viêm ruột thừa thường xuất hiện các cơn đau ở xương chậu, sau đó lan ra cả khoang bụng. Một số triệu chứng bệnh dễ nhận thấy như đi ngoài xong sốt, chán ăn, chướng bụng. Bệnh lý viêm ruột thừa nếu để lâu sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm phúc mạc toàn bộ hay áp xe ruột thừa.
Viêm ruột thừa có biểu hiện như đi đau bụng, đi ngoài, sốt cao, chán ăn…
Tắc ruột
Hiện tượng tắc ruột chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Khi bị tắc ruột, trẻ sẽ có các triệu chứng như đi ngoài xong sốt, buồn nôn và nôn, mệt mỏi, cứng bụng,…Bố mẹ cần lưu ý khi con trẻ xuất hiện các triệu chứng trên. Nếu để lâu, trẻ có thể bị nhiễm trùng hoặc hoại tử ruột.
Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích là tình trạng ruột bị rối loạn. Nguyên nhân chủ yếu từ những căng thẳng, do nhiễm khuẩn tiêu hóa hoặc do thức ăn gây ra. Khi bị hội chứng ruột kích thích, triệu chứng phổ biến là đau bụng, tiêu chảy, táo bón… Nếu đi kèm hiện tượng sốt, bệnh nhân cần tới ngay bệnh viện để được kiểm tra và điều trị.
Cách xử lý khi bị đi ngoài kèm theo sốt
Dưới đây là một số giải pháp hiệu quả để xử lý tình trạng đi ngoài kèm theo sốt:
Bù điện giải
Khi các hiện tượng đi ngoài, sốt cao, tiêu chảy kéo dài, cơ thể sẽ bị mất nước. Do đó, người bệnh cần được bù điện giải để lấy lại năng lượng và chất dinh dưỡng. Nên bổ sung đồ uống chứa nhiều chất điện giải như nước dừa, sữa, nước ép trái cây, các loại thuốc uống cấp điện giải như Oresol,…
Thay đổi chế độ ăn uống
Việc thay đổi chế độ ăn uống là một trong những cách điều trị sốt tiêu chảy hiệu quả. Người bệnh nên tránh ăn thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ gây khó tiêu, chướng bụng. Cụ thể như đồ nếp, hải sản, đồ chiên xào, rượu bia, nước ngọt, bánh kẹo ngọt…
Một số loại thực phẩm mềm, lỏng, thanh đạm như cháo, súp sẽ rất phù hợp khi bị đi ngoài kèm theo sốt. Ngoài ra, người bệnh nên bổ sung nhiều chất xơ từ rau củ và trái cây tươi. Bởi những thực phẩm này giúp bổ sung vitamin và dưỡng chất đầy đủ giúp cơ thể nhanh phục hồi.
Tránh thức ăn dầu mỡ gây khó tiêu khi bị đi ngoài sốt cao
Uống thuốc hạ sốt
Nếu các triệu chứng bệnh không quá nghiêm trọng, người bệnh có thể tự uống thuốc hạ sốt tại nhà. Tuy nhiên, khi tình trạng trở nên nặng hơn và không thuyên giảm. Hãy tới các bệnh viện chuyên khoa để được kiểm tra và chữa trị đúng cách.
Cách trị đi ngoài kèm sốt từ thảo dược tự nhiên
Có rất nhiều loại thảo dược tự nhiên trị đi ngoài kèm theo sốt, sốt cao. Trong đó, phổ biến nhất là gừng tươi, lá mơ, lá ổi… Các phương thuốc dân gian từ thiên nhiên này vừa dễ tìm mà lại cho hiệu quả cao.
***Lưu ý: Phương pháp dân gian chỉ mang tính chất tham khảo. Không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị dứt điểm bệnh. Lời khuyên cho người bệnh nên đến bệnh viện để được khám, chẩn đoán từ bác sĩ chuyên khoa. Tránh tình trạng sốt, tiêu chảy gây nguy hiểm đến tính mạng.
Đau bụng đi ngoài kèm sốt ở trẻ em khi mọc răng là một hiện tượng sinh lý bình thường. Trong thời kỳ mọc răng, nhiều bé sẽ có các biểu hiện như mệt mỏi, sốt, quấy khóc, ngủ ít hơn bình thường, ăn ít, chảy nước miếng,…
Trong giai đoạn bé mọc răng, các mẹ nên lưu ý bổ sung thêm dưỡng chất vào khẩu phần ăn của trẻ. Ngoài ra, nên cho trẻ uống nhiều nước hơn để bù điện giải. Chú ý vệ sinh răng miệng cẩn thận để bé không bị nhiễm khuẩn. Các mẹ cũng có thể cho bé sử dụng men vi sinh để cân bằng hệ vi sinh đường ruột của trẻ nhỏ.
Nếu trẻ sốt 39 độ kèm đi ngoài và một số triệu chứng nghiêm trọng khác, nên đưa trẻ tới ngay bệnh viện để được điều trị nhanh chóng.
Bổ sung đủ nước uống và chất dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn mọc răng
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết trên mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.