2021-11-22 14:02:56
Axit béo Omega 3 là một trong những loại chất béo rất tốt cho cơ thể, chúng giúp giảm các nguy cơ về bệnh tim mạch, trầm cảm, mất trí nhớ. Tuy nhiên, cơ thể con người không tự tạo ra axit béo omega 3, do đó cần bổ sung omega 3 qua các loại thực phẩm, dầu cá.... một cách hợp lý.
1. Omega 3 là gì?
Omega 3 là axit béo rất cần thiết cho cơ thể. Chúng ta không tự tổng hợp và tạo ra omega 3 được vì vậy cách duy nhất để tạo ra axit béo chính là bổ sung các loại thực phẩm giàu Omega 3. Có 3 loại axit béo omega 3 phổ biến nhất đó là Eicosapentaenoic axit (EPA), Docosahexaenoic ( DHA) và Alpha lipoic acid (ALA).
Ngoài Omega 3, chúng ta vẫn thường hay nghe nhắc tới Omega 6. Omega 6 cũng là loại axit béo không bão hòa giúp bảo vệ tim mạch và đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương. Cơ thể không tự tạo ra được Omega 6.
2. Các lợi ích từ việc sử dụng Omega 3 hợp lý
Hiện không có bất cứ một quy chuẩn nào về việc nên bổ sung bao nhiêu Omega 3 mỗi ngày. Các tổ chức y tế đưa ra các mức khác nhau, tuy nhiên sự chênh lệch là không đáng kể.
Nhìn chung, các tổ chức y tế đều khuyên bạn nên dùng tối thiểu 250-500mg mỗi ngày kết hợp giữa EPA và DHA cho người trưởng thành để duy trì sức khỏe tổng thể.
Omega 3 đem lại cho sức khỏe nhiều lợi ích không ngờ, hỗ trợ ngăn ngừa và hỗ trợ làm giảm tình trạng một số bệnh như:
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, những người mắc bệnh động mạch vành nên bổ sung kết hợp 1.000mg EPA và DHA mỗi ngày, trong khi những người có chỉ số triglyceride cao ( chất béo trung tính) cần 2000-4000mg/ ngày.
Đối với các trường hợp bị rối loạn tâm thần, tâm trạng thì nên bổ sung lượng EPA cao hơn DHA.
Đối với trẻ em và phụ nữ đang mang thai, axit béo Omega 3 rất quan trọng đặc biệt là DHA. DHA đóng vai trò rất quan trọng cho phụ nữ trước, trong và cả sau thời kỳ mang thai. Ngoài liều lượng DHA mà bạn thường xuyên bổ sung, khi mang thai và cho con bú bạn cần bổ sung thêm 200mg DHA mỗi ngày. Các tổ chức y tế khuyến cáo nên cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bổ sung từ 50-100mg kết hợp EPA và DHA mỗi ngày.
Chế độ ăn uống của các nước phương tây chứa lượng Omega 6 nhiều hơn Omega 3 khoảng 10 lần. Các axit béo Omega 6 chủ yếu đến từ dầu thực vật.
Các chuyên gia y tế khuyên rằng, để đảm bảo sức khỏe tối ưu, tỷ lệ giữa Omega 6 và Omega 3 nên là 2:1.
Để cải thiện tình trạng thiếu Omega 3, không những chỉ cần bổ sung từ chế độ ăn uống mà còn cần phải cân nhắc để giảm lượng Omega 6 có từ dầu thực vật. Cơ thể bạn sẽ hoạt động tốt nhất khi lượng Omega 6 và Omega 3 được cân bằng.
Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) công bố, bổ sung Omega 3 là an toàn nếu không vượt quá ngưỡng 3000mg/ ngày.
Cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu lại lưu ý rằng mức bổ sung Omega 3 an toàn là không vượt quá ngưỡng 5000mg/ ngày. Những cảnh báo này được đưa ra vì nhiều lý do, bởi một số người, Omega 3 có thể gây loãng máu.
Vì lý do này, nên nhiều tổ chức y tế khuyến cáo đối với những đối tượng cần thực hiện phẫu thuật không nên bổ sung Omega 3 trước một hoặc hai tuần. Việc bổ sung 5.000 mg Omega 3 mỗi ngày chưa được chứng minh là mang lại bất cứ một lợi ích nào cụ thể, chính vì vậy không nên bổ sung đến ngưỡng này.
3. Lưu ý khi bổ sung Omega 3
Việc quan trọng nhất khi bổ sung Omega 3 là tìm hiểu xem nó chứa bao nhiêu EPA và DHA. Điều này giúp cơ thể bạn đảm bảo nhận đủ EPA và DHA. Ví dụ 1 viên nang dầu cá có thể chứa 1000mg Omega 3 nhưng mức độ thực sự giữa EPA và DHA có thể thấp hơn so với thực tế.
Omega 3 là một trong những dưỡng chất thiết yếu và tuyệt vời của cơ thể, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch đồng thời giúp làm giảm các bệnh liên quan đến thần kinh, tâm thần. Việc bổ sung Omega 3 mỗi ngày là rất cần thiết, tuy nhiên cần bổ sung một cách hợp lý để giúp bản thân duy trì được sức khỏe tốt nhất.
Nguồn tham khảo: Healthline.com