2021-08-12 15:13:43
Hiện nay tại Việt Nam tỷ lệ bé bị hở hàm ếch chiếm khoảng 0,1%; nếu không được điều trị sẽ ảnh hưởng tới thẩm mỹ, khả năng nói, ăn uống và nguy cơ gây một số bệnh lý đường hô hấp. Hở hàm ếch được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, tuy nhiên không cần thiết tiến hành phẫu thuật sớm ngay sau khi sinh.
1. Hở hàm ếch bẩm sinh
Hở hàm ếch là một dị tật bẩm sinh hay gặp nhất ở trẻ, dị tật này có thể do di truyền từ bố mẹ hay các tác nhân trong thời kỳ mang thai gây ra, khoảng trong tuần thứ 4 đến tuần thứ 12 của thời kỳ bào thai.
Dị tật này không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra những khó khăn trong ăn uống, giao tiếp và khả năng hòa nhập với xã hội.
Khi bị hở hàm ếch sẽ gây ra những ảnh hưởng tới trẻ như:
Dị tật hở hàm ếch thường được phát hiện trước sinh nhờ siêu âm thai. Sau khi sinh, do ảnh hưởng bởi khe hở môi hay khe hở hàm trẻ bú khó khăn và dễ mắc bệnh đường hô hấp, nên cha mẹ trẻ cần đến cơ sở y tế để được tư vấn về cách cho trẻ ăn qua đường bú tự nhiên hoặc bú bình có cấu tạo phù hợp cho trẻ, hướng dẫn cách phòng các bệnh tai mũi họng cho trẻ.
Một số trẻ cần điều trị chỉnh hình trước phẫu thuật với máng bịt điều chỉnh cung hàm... Các khí cụ này giúp quá trình phẫu thuật hiệu quả hơn và việc cho trẻ ăn dễ dàng hơn.
2. Thời điểm phẫu thuật hở hàm ếch
Thời điểm phẫu thuật hở hàm ếch tùy thuộc vào từng trường hợp, nếu khe hở môi thì thời gian sớm hơn do phẫu thuật ít phức tạp hơn so với phẫu thuật khe hở vòm.
2.1 Đối với trường hợp khe hở môi là từ 3 - 6 thángTrẻ được theo dõi phát triển chiều cao cân nặng, khi trẻ đủ tiêu chuẩn về cân nặng và sức khỏe sẽ được phẫu thuật đóng khe hở môi.
Phẫu thuật giúp phục hồi, đóng kín khe hở môi, giúp trẻ có hình dáng cung môi, chiều cao môi và cánh mũi bình thường. Ngoài ra, trẻ có thể ảnh hưởng tới khả năng nghe nên trẻ cần được đánh giá định kỳ đáp ứng với âm thanh, phát hiện sớm và điều trị các bệnh viêm tai giữa có thể ảnh hưởng đến thính lực của trẻ.
2.2 Đối với phẫu thuật đóng khe hở vòm miệng là từ 12 - 18 tháng
Phẫu thuật đóng kín đường thông mũi miệng, đảm bảo chức năng nuốt và phát âm, phòng ngừa các biến chứng về tai.. Trước khi phẫu thuật trẻ phải được học ăn bằng thìa và thích ứng được với việc cho ăn bằng thìa, bởi vì thời gian đầu sau khi mổ, trẻ không được bú bình hay bú mẹ nhằm tránh bục vết mổ hay chảy máu sau mổ.
3. Vì sao không nên phẫu thuật quá sớm?
Việc phẫu thuật quá sớm không cần thiết, vì một số nguyên nhân sau:
Phẫu thuật quá sớm trong những tuần đầu sau sinh là không cần thiết, nếu phẫu thuật quá sớm lại có thể gây khó khăn trong quá trình phẫu thuật, trẻ không đủ sức khỏe để phẫu thuật và khả năng phục hồi kém.
Tuy nhiên cũng không nên để quá muộn vì khi trẻ còn bé, tỷ lệ thành công cao do dễ phẫu thuật hơn và ít chảy máu. Trong khoảng thời gian từ khi sau sinh đến khi có thể phẫu thuật bố mẹ nên đến cơ sở y tế để được tư vấn cách cho ăn và chăm sóc trẻ đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, hạn chế mắc bệnh lý đường hô hấp.
Phẫu thuật chỉnh hình là phương pháp điều trị khe hở môi hàm trên đang được áp dụng phổ biến hiện nay. Phẫu thuật để tạo điều kiện phát triển của môi, mũi, hàm trên cho trẻ trong thời gian phát triển bình thường trong tương lai.