Mướp đắng không chỉ là một loại rau ăn ăn hàng ngày yêu thích của nhiều người. Đây còn là một vị thuốc trong y học cổ truyền với tên gọi khổ qua, đem lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
Những công dụng nổi bật của mướp đắng
- Mướp đắng có tính hàn, mát nên có tác dụng thanh nhiệt giải độc, mát gan, trị rôm sảy.
- Mướp đắng chứa lượng lớn các chất cần thiết cho cơ thể như: chất xơ, Canxi, Kali, Photpho, các nhóm vitamin B gồm: vitamin B9, B3, B5, B6, B2, B1; đặc biệt vitamin C trong mướp đắng rất cao. Nên ăn mướp không chỉ bổ dưỡng mà còn mát và đẹp. Với chị em, mướp đắng là bài thuốc quý nhờ tác dụng sáng da và hữu ích trong việc điều trị mụn trứng cá, bệnh vẩy nến và bệnh chàm.
- Mướp đắng khô có tác dụng tương tự mướp đắng tươi. Các hợp chất glycosid không những hạ mỡ máu mà còn có tác dụng hạ đường huyết, là loại thực phẩm phù hợp cho những người có nền bệnh mỡ máu cao hoặc tiểu đường.
- Mướp đắng giúp giảm xơ gan, viêm gan, táo bón, tăng khả năng miễn dịch
- Mướp đắng cực kỳ ít calo và có thể tạo cảm giác no lâu hơn- nên có thể trở thành thực phẩm giảm cân hiệu quả.
- Phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú không nên dùng vì có thể dẫn đến 1 số rủi ro không mong muốn. Các thành phần kiềm như nhựa, quinin, glycosid saponin và morodicine có trong mướp đắng là chất phát tán độc tính, có thể dẫn đến đau dạ dày, buồn nôn và mờ mắt, nôn mửa, mẩn đỏ trên mặt, tiêu chảy, tiết nhiều nước bọt và yếu cơ ở phụ nữ mang thai. Thậm chí, mướp đắng còn có thể gây co bóp tử cung, dẫn đến chuyển dạ sinh non hay sảy thai ở phụ nữ mang thai.
Mướp đắng có thể nấu nhiều món như: Mướp đắng xào trứng, mướp đắng nhồi thịt, mướp đắng xào thịt bò, hay nộm mướp đắng chua ngọt. Mướp đắng cũng dễ ăn sống với món mướp đắng thái mỏng ăn kèm ruốc, hoặc ăn cùng muối vừng, rất bùi và ít đắng.