Khối u ác tính khác khối u lành như thế nào?

2021-05-29 11:29:43

Một số trường hợp, tế bào già không chết đi, tế bào mới vẫn được sinh ra, các tế bào mới vẫn có chức năng như tế bào sinh ra nó ( gọi là biệt hóa) khi đó khối u lành xuất hiện đó là kết quả của quá trình đột biến gen trong u lành. Khối u lành tính thường không thể biến thành ác tính, trừ trường hợp như polyp u tuyến đại tràng được coi là tiền ung thư của ung thư đại trực tràng, có khả năng biến đổi thành ác tính.

1. Thế nào là u lành và u ác?

Bình thường mỗi tế bào cũng có một tuổi thọ nhất định. Sau một số chu kỳ sinh sản (sinh sản vô tính/ tự phân đôi), một thời gian hoạt động theo chức năng, tế bào đi vào quy trình chết định sẵn (chết theo chương trình). Nếu một tế bào già chết đi, một tế bào non ra đời thay thế cả vị trí trong không gian và chức năng, khi đó không xuất hiện khối u.

Một số trường hợp, tế bào già không chết đi, tế bào mới vẫn được sinh ra, các tế bào mới vẫn có chức năng như tế bào sinh ra nó ( gọi là biệt hóa) khi đó khối u lành xuất hiện đó là kết quả của quá trình đột biến gen trong u lành.

Nếu quá trình đột biến còn kèm theo những đột biến khác nữa dẫn tới sự sinh sản (nhân đôi) không kiểm soát, tế bào non cũng sinh sản, không có chức năng (không hoặc kém biệt hóa) mà lại sản sinh ra các chất kích thích tăng sinh mạch máu mới, các chất có khả năng tiêu hủy vỏ khối u để xâm lấn vào cơ quan tổ chức xung quanh và tách khỏi khối u ban đầu chui vào các mạch máu mới hoặc mạch bạch huyết đến định cư và phát triển ở một hay nhiều cơ quan khác trong cơ thể (di căn) thì đó là khối u ác.

U ác tính khác u lành như thế nào
Nếu một tế bào già chết đi, một tế bào non ra đời thay thế cả vị trí trong không gian và chức năng, khi đó không xuất hiện khối u

1.1 Khối u lành tính là gì?

Nếu các tế bào trong khối u là tế bào bình thường, nó được coi là lành tính. Khối u này sẽ không xâm nhập các mô lân cận hoặc lan rộng đến các khu vực khác của cơ thể (di căn). Khối u lành tính cũng không có gì đáng ngại trừ khi nó bấm vào các mô lân cận, dây thần kinh hoặc mạch máu và gây tổn thương, đặc biệt nếu như u lành xuất hiện ở các vị trí như não và ảnh hưởng đến cấu trúc trong hộp sọ. Nó có thể bấm vào các cơ quan quan trọng.

Khối u lành tính đôi khi có thể phát triển rất lớn, và cần loại bỏ bằng phẫu thuật. Tuy nhiên, khối u này thường có ranh giới rõ ràng nên dễ loại bỏ triệt để, ít tái phát. Trong một số trường hợp, u có thể tái phát, nhưng chỉ tái phát tại vị trí ban đầu.

Khối u lành tính thường không thể biến thành ác tính, trừ trường hợp như polyp u tuyến đại tràng được coi là tiền ung thư của ung thư đại trực tràng, có khả năng biến đổi thành ác tính. Đó chính là lý do vì sao cần loại bỏ trong quá trình nội soi để ngăn chặn nó tiến triển thành ung thư.

1.2 Khối u ác tính là gì?

Khối u ác tính (ung thư), có tốc độ phát triển rất nhanh, và có khả năng xâm nhập, lây lan sang các mô lân cận và các cơ quan xa (di căn) thông qua hệ thống máu và hạch bạch huyết. Ung thư có thể xảy ra bất cứ nơi nào trong cơ thể bao gồm vú, ruột, phổi, cơ quan sinh sản, máu và da. Vì khối u ác tính có thể lây lan nhanh chóng nên điều trị triệt để rất khó khăn, tỷ lệ tái phát cao nếu như phát hiện muộn. Không những vậy, điều trị nếu không kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Khối u ác tính là nguyên nhân gây tử vong cao thứ 2 sau bệnh tim mạch, trên toàn thế giới.

2. U ác tính khác u lành như thế nào?

Khối u ác tính thường cứng (như đá), có bờ không đều, thường cố định chặt vào da, và khi chúng ta tác động lực vào thì nó vẫn không di chuyển. Ngược lại, khối u lành tính sờ vào thường mềm, bờ đều, khi tác động vào thì nó di chuyển.

Mặc dù vậy, không phải ai cũng có thể tự mình phân biệt u lành và u ác một cách chính xác vì vậy khi phát hiện thấy khối u ở dưới da dù ở bất kỳ vị trí nào như vú, cổ, nách,... chúng ta cần đến các bệnh viện ung bướu để kiểm tra bằng các kỹ thuật hiện đại để xác định chính xác, và từ đó có thể điều trị nếu cần thiết.

Điểm khác nhau cơ bản giữa u lành và u ác:

Đặc tính U lành U ác
Phát triển Chậm, chèn ép xung quanh Nhanh, xâm lấn
Di căn Không
Hiệu quả điều trị Khỏi hoàn toàn Khó, dễ tái phát
Đặc điểm đại thể
Bề mặt ngoài
Vỏ bọc
Ranh giới
Di động
Hoại tử
Chảy máu
Nhẵn



Không
Không
Không đều
Không
Không
Không

Đặc điểm vi thể
Cấu trúc
Tế bào
Nhân
Giống tổ chức gốc
Biệt hóa cao
Kích thước và hình dạng bình thường
Không giống tổ chức gốc
Kém biệt hóa
Đa hình thái

3. Các phương pháp chẩn đoán khối u

Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh có thể xác định khối u chính xác như siêu âm, chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính... nhưng để xác định chính xác xem tế bào ung thư hay tế bào lành tính thì cần sinh thiết hay sử dụng phương pháp hóa mô miễn dịch.

 

Bài viết liên quan