2022-03-29 14:58:41
Đau là một biến chứng sau đột quỵ, tình trạng này thường đi kèm theo các triệu chứng của trầm cảm, rối loạn chức năng nhận thức khiến cuộc sống bị suy giảm. Hội chứng đau sau đột quỵ bao gồm đau trung ương, đau vùng phức tạp, đau cơ xương (gồm vai, đau liên quan đến co cứng, đau đầu).
1. Đau sau đột quỵ là gì?
Đột quỵ là sự thiếu sót chức năng thần kinh xảy ra đột ngột đi kèm các triệu chứng cục bộ và kéo dài trên 24 giờ hoặc nặng hơn là tử vong trong 24 giờ. Đột quỵ gồm đột quỵ xuất huyết và đột quỵ thiếu máu cục bộ. Đột quỵ cần phát hiện khẩn cấp để có liệu pháp cấp cứu kịp thời.
Khi người bệnh bị đột quỵ, tình trạng đau sẽ xuất hiện, đây được xem là một hậu quả của đột quỵ. Thông thường, các cơn đau sau đột quỵ thường sẽ xuất hiện muộn, tình trạng này có thể mất 1 tháng hoặc vài tháng để những cơn đau sau đột quỵ phát triển.
Tình trạng đau sau đột quỵ xuất hiện bất ngờ khi lưu lượng máu lưu thông đến não bị cắt đứt, khiến tế bào não bị thiếu oxy cấp tính nên những tế bào não chết dần, kéo theo mất khả năng kiểm soát trí nhớ và cơ bắp. Sau đột quỵ, hầu hết các cơ quan, hệ thần kinh đều phải gánh chịu hậu quả nặng nề khiến cơ thể đau nhức. Cụ thể:
2. Các loại đau sau đột quỵ
Có nhiều kiểu đau sau đột quỵ và phương pháp điều trị mỗi kiểu đau cũng khác nhau, vì vậy mỗi người bệnh sẽ được áp dụng những phương pháp điều trị riêng. Thông thường có 5 kiểu đau sau tai biến mạch máu não thường xuất hiện. Cụ thể:
Đau co cứng
Sau đột quỵ, cơ bắp yếu hơn trước, các cơ sẽ trở nên cứng hơn và căng. Những người may mắn sống sót sau đột quỵ sẽ gặp phải tình trạng co cứng cơ bắp dẫn đến đau. Các triệu chứng biểu hiện là những chuyển động đột ngột, vô lực và đau không chỉ xảy ra ở các cơ bị tổn thương mà còn lan ra vùng cơ gần đó.
Nếu bị đau do co cứng cơ sau tai đột quỵ, người bệnh có thể cần uống thuốc, dùng thuốc giảm đau hoặc dùng kem làm giãn cơ kết hợp với vật lý trị liệu để phục hồi chức năng sau đột quỵ nhằm giảm tình trạng co cứng. Trường hợp tình trạng co cứng cơ kéo dài cũng như cảm giác đau không được cải thiện thì có thể tiêm botulinum để giúp giãn cơ và giảm đau cho người bệnh.
Những người bệnh đột quỵ bị đau thần kinh trung ương chưa thể xác định rõ về cơ chế của cơn đau. Một số nhận định cho rằng, đau thần kinh trung ương sau đột quỵ xảy ra là do não bộ phản ứng phức tạp với các chấn thương, khiến tình trạng mẫn cảm thái quá xuất hiện. Đau thần kinh trung ương sau đột quỵ thường dữ dội, kéo dài và thường có cảm giác nóng rát, ngứa ran...
Các loại thuốc giảm đau thông thường hầu hết không có tác dụng trong kiểm soát cơn đau này, vì vậy bác sĩ sẽ phải kê thuốc chống động kinh hoặc thuốc chống trầm cảm cho những người bệnh.
Đau cơ xương khớp được xem là hậu quả của đột quỵ phổ biến nhất. Cơn đau cơ xương khớp thường xuất hiện ở cổ, cánh tay, vai chân hoặc lưng của người bệnh. Mức độ đau ở dạng này thường là những cơn đau nhẹ hoặc trung bình nên có thể giảm đau nhờ các loại thuốc giảm đau.
Tuy nhiên, một số trường hợp đau cơ xương khớp sau đột quỵ có thể đau dữ dội khi đang cử động. Vì thế, quá trình phục hồi chức năng sau đột quỵ bị ảnh hưởng khiến người bệnh khó đi lại. Trường hợp này, bác sĩ có thể sẽ hướng dẫn người bệnh những bài tập phù hợp nhất.
Nếu người bệnh đã từng bị đau đầu thì sau cơn đột quỵ, tình trạng này sẽ nặng hơn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do đột quỵ não có thể kích hoạt những cơn đau đầu. Đau đầu sau đột quỵ có thể là cảm giác đau nhói nhưng cũng có thể đau dữ dội kèm buồn nôn, chóng mặt và mệt mỏi trong cơ thể. Cơn đau đầu sau đột quỵ có thể xuất phát từ căng thẳng, đau do sử dụng thuốc hoặc do biến động huyết áp.
Người bị đau đầu sau đột quỵ cũng cần được đánh giá sát sao tình trạng bởi các bác sĩ chuyên khoa thần kinh nhằm có chẩn đoán cụ thể và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất cho người bệnh.
Đau chân tay ở mức độ nghiêm trọng là trường hợp hiếm gặp. Mức độ đau có thể khiến người bệnh mất hoàn toàn cảm giác ở vị trí đau hoặc cảm thấy tay chân như rụng rời.
3. Phục hồi chức năng sau đột quỵ
Sau đột quỵ, việc sinh hoạt hàng ngày của người bệnh bị ảnh hưởng rất lớn, trong đó chủ yếu là mất chứng năng ở các chi. Tuy nhiên, việc phục hồi chức năng sau đột quỵ rất khó khăn. Vì vậy, những người bệnh bị đột quỵ cấp nên bắt đầu liệu trình vận động sớm nếu không có chống chỉ định. Nhưng cần lưu ý, phục hồi chức năng sau đột quỵ sớm cần cho phép tập luyện tất cả các chức năng của não theo một cách tự nhiên.
Ngoài các phương pháp giảm đau để phục hồi chức năng sau đột quỵ như trên, các phương pháp vật lý trị liệu cũng thường được sử dụng để giúp giảm đau sau các cơn đột quỵ.
Bên cạnh đó, việc kích thích vỏ não có thể giúp giảm đau ở người bệnh khi thuốc và các cách điều trị khác không đem đến hiệu quả. Quy trình này thường được thực hiện như sau:
Tóm lại, đột quỵ thường xảy ra đột ngột đi kèm các triệu chứng cục bộ và kéo dài trên 24 giờ hoặc nặng hơn là tử vong trong 24 giờ. Do vậy, đột quỵ cần phát hiện khẩn cấp để có liệu pháp cấp cứu kịp thời cũng như phục hồi chức năng sớm để làm giảm các cơn đau.