Các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới mãn tính

2022-06-06 10:21:34

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới mãn tính không nguy hiểm đến tính mạng người nhưng để lâu sẽ dẫn đến các biến chứng dai dẳng, khó điều trị. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, mức độ nghiêm trọng của bệnh và đặc điểm thể trạng của mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị hiệu quả.

1. Điều trị nội khoa chữa suy giãn tĩnh mạch chi dưới mãn tính

Mục đích của điều trị nội khoa trong việc chữa suy giãn tĩnh mạch chi dưới mãn tính là ngăn chặn sự trào ngược và giúp cho các lực tác động lên dòng chảy tĩnh mạch tốt hơn. Bệnh nhân cần thay đổi lối sống và công việc phù hợp như:

  • Kê chân cao khi nằm nghỉ
  • Hạn chế ngồi lâu hoặc đứng lâu
  • Tập thể dục thường xuyên, đặc biệt là các bài tập cơ
  • Quấn chân bằng băng thun hoặc đi tất thun
  • Kiểm soát cân nặng, tránh béo phì
  • Có chế độ ăn hợp lý, tăng cường rau củ quả, chất xơ để tránh táo bón
  • Tập hít thở sâu

Trong điều trị nội khoa, tùy theo từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể kê các loại thuốc hỗ trợ quá trình điều trị như: thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau, thuốc chống đông, thuốc làm tan cục máu đông, thuốc làm bền thành mạch, thuốc tăng trương lực tĩnh mạch... Một số trường hợp còn tiêm gây xơ tại chỗ bằng các thuốc làm xơ hóa lòng mạch máu.

Các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới mãn tính
Tập hít thở sâu

2. Chữa suy giãn tĩnh mạch chi dưới mãn tính bằng phương pháp chích xơ

Các trường hợp bị suy giãn nặng hoặc đã có biến chứng thì điều trị nội khoa không có kết quả, bệnh nhân buộc phải được tiến hành phẫu thuật. Điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới mãn tính bằng phương pháp phẫu thuật khá hiệu quả, tỷ lệ tái phát bệnh thấp. Bệnh nhân sẽ được phẫu thuật lột tĩnh mạch, sửa van, lấy bỏ các túi tĩnh mạch giãn, tạo hình tĩnh mạch qua da... Trong đó, lấy bỏ các tĩnh mạch nông bị giãn là phương pháp Stripping sử dụng dụng cụ chuyên dùng giúp rút các tĩnh mạch tương tự như khi làm lòng gà. Phương pháp phẫu thuật Chivas lấy các tĩnh mạch giãn của hệ thống xuyên...

3. Chữa suy giãn tĩnh mạch chi dưới mãn tính bằng phương pháp phẫu thuật

Các trường hợp bị suy giãn nặng hoặc đã có biến chứng thì điều trị nội khoa không có kết quả, bệnh nhân buộc phải được tiến hành phẫu thuật. Điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới mãn tính bằng phương pháp phẫu thuật khá hiệu quả, tỷ lệ tái phát bệnh thấp. Bệnh nhân sẽ được phẫu thuật lột tĩnh mạch, sửa van, lấy bỏ các túi tĩnh mạch giãn, tạo hình tĩnh mạch qua da... Trong đó, lấy bỏ các tĩnh mạch nông bị giãn là phương pháp Stripping sử dụng dụng cụ chuyên dùng giúp rút các tĩnh mạch tương tự như khi làm lòng gà. Phương pháp phẫu thuật Chivas lấy các tĩnh mạch giãn của hệ thống xuyên...

4. Chữa suy giãn tĩnh mạch chi dưới mãn tính bằng sóng cao tần hay tia laser

Xơ tắc mạch bằng sóng cao tần là phương pháp dùng nhiệt phá hủy mô thông qua sự ma sát của các ion trong mô dưới tác động của dòng điện xoay chiều tần số trong khoảng 200 - 1200 MHz. Phương pháp này thường được áp dụng cho các bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch chi dưới độ 2 trở lên (theo phân độ CEAP) hoặc các bệnh nhân đã điều trị nội khoa tích cực nhưng không hiệu quả. Các bệnh nhân siêu âm có dòng trào ngược trong hệ tĩnh mạch cũng có thể điều trị bằng phương pháp này.

Nguyên lý chung của phương pháp điều trị nội tĩnh mạch bằng laser là phóng thích một năng lượng vừa đủ vào trong lòng tĩnh mạch để phá hủy tĩnh mạch bằng những phản ứng sinh lý không thể đảo ngược.

Ưu điểm của phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới mãn tính bằng sóng cao tần hay tia laser:

  • Ít xâm lấn
  • Ít gây đau đớn
  • Bệnh nhân có thể đứng dậy, đi lại ngay sau khi can thiệp
  • Bệnh nhân có thể xuất viện ngay trong ngày
  • Thời gian phục hồi nhanh
  • Đảm bảo tính thẩm mỹ, không để lại sẹo

5. Làm gì để phòng tránh suy giãn tĩnh mạch chi dưới mãn tính

Các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới mãn tính
Uống nhiều nước, tối thiểu 2 lít nước/ngày
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt và làm việc: không ngồi một chỗ hoặc đứng quá lâu. Cần thay đổi tư thế, duỗi và co chân thường xuyên để máu có thể lưu thông
  • Uống nhiều nước, tối thiểu 2 lít nước/ngày
  • Mang tất thun hỗ trợ
  • Kiểm soát cân nặng
  • Để tránh bệnh biến chứng cần điều trị sớm. Sau điều trị cần thăm khám định kỳ để kịp thời xử lý các vấn đề bất thường.

Bài viết liên quan