2021-08-04 15:36:00
Não úng thuỷ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đe doạ sức khoẻ và sự phát triển bình thường của trẻ. Việc phát hiện sớm thông qua các dấu hiệu nhận biết đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình điều trị bệnh. Các dấu hiệu nhận biết bệnh não úng thủy rất khác nhau ở mỗi người. Dưới đây là dấu hiệu não úng thủy với từng đối tượng cụ thể.
1. Dấu hiệu não úng thủy ở trẻ sơ sinh
Việc đo vòng đầu của trẻ cho phép tiến hành kiểm tra một cách gián tiếp sự tăng trọng lượng của bộ não trẻ và quá trình tuần hoàn của các chất lỏng trong não. Lần đo vòng đầu thứ nhất được coi là khởi điểm để có thể so sánh với những lần đo sau, nhằm phát hiện sự phát triển quá nhanh hoặc quá chậm vòng đầu của trẻ.
Cách đo: Dùng thước dây quấn quanh đầu trẻ, phía trước trán (nơi nhô cao nhất), phía bên cạnh (ở trên hai vành tai) rồi kéo thẳng ra phía sau, tính bằng cm. Nếu nghi ngờ đầu trẻ có dấu hiệu to ra hơn bình thường, hãy đo vòng đầu của trẻ để đối chiếu với sự phát triển bình thường vòng đầu như sau: khoảng 32cm lúc mới sinh, 46cm khi trẻ 1 tuổi, 48cm khi 2 tuổi, 49cm khi 3 tuổi, 51cm khi 7 tuổi, 52cm khi 12 tuổi.
2. Dấu hiệu não úng thủy ở trẻ em
3. Dấu hiệu não úng thủy ở người trẻ và trung niên
4. Dấu hiệu não úng thủy ở người lớn tuổi
Bệnh não úng thuỷ thường được phân loại theo nhóm tuổi hoặc chia thành não úng thủy bẩm sinh và não úng thuỷ áp lực bình thường.
Não úng thủy bẩm sinh liên quan đến điều kiện lúc mới sinh; các triệu chứng ban đầu gồm có đau đầu, buồn nôn, nôn và buồn ngủ. Não úng thủy áp lực bình thường là tình trạng tăng sự tích tụ dịch não tủy làm cho hệ thống não thất giãn rộng, với ít hoặc không có gia tăng áp lực. Người lớn khởi phát não úng thuỷ áp lực bình thường chủ yếu xảy ra từ 60 tuổi trở lên. Bệnh nhân thường nhận được chẩn đoán nhầm với bệnh Alzheimer hoặc mất trí nhớ do một số các triệu chứng nhầm lẫn giữa hai bệnh.
Tóm lại, dấu hiệu nhận biết não úng thuỷ thường biểu hiện khác nhau ở mỗi người. Đối với trẻ em biểu hiện dễ nhận biết nhất là đầu đứa trẻ to dần, thóp trước rộng và phồng căng. Trẻ hay quấy khóc, bú kém thậm chí nôn ói, ánh mắt luôn nhìn xuống (mắt mặt trời lặn), hai tay và hai chân có thể mềm nhũn, kém linh hoạt. Nếu các bà mẹ phát hiện con mình có những dấu hiệu tương tự nên đưa trẻ đến khám tại bệnh viện để có chẩn đoán và xử trí kịp thời.