Thực phẩm giàu kali người bệnh thận cần lưu ý

2023-03-22 14:24:34

Người mắc bệnh thận mạn tính cần hạn chế tiêu thụ những thực phẩm giàu kali như chuối, khoai tây, đồ ăn nhanh... để phòng ngừa những nguy cơ với sức khỏe.

Thận bị yếu không thể loại bỏ lượng kali dư thừa khỏi cơ thể, khiến chúng tích tụ và gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Nồng độ kali trong máu cao còn được gọi là tăng kali máu, khá phổ biến ở những người mắc bệnh thận mạn giai đoạn nặng.

Mức kali cao thường phát triển một cách từ từ, với một số dấu hiệu bao gồm: yếu cơ, tê bì, ngứa, buồn nôn. Khi nồng độ kali tăng đột ngột, các triệu chứng nặng hơn xảy ra như nôn, đau ngực, tim đập nhanh, hụt hơn. Đây có thể là tình huống đe dọa đến tính mạng, vì vậy cần nhanh chóng đưa người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất.

Các thuốc dùng để điều trị bệnh thận cũng có thể làm tăng nồng độ kali. Một trong những cách tốt nhất là để quản lý mức kali là thay đổi trong chế độ ăn uống. Người bệnh thận mạn tính cần tránh các loại thực phẩm có hàm lượng kali cao và thay vào đó bằng các loại chứa ít kali.

Người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng về hàm lượng kali cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Nồng độ kali cao có thể gây ra tình trạng nhịp tim không đều, chuột rút cơ bắp, tuy nhiên nồng đột thấp lại khiến các cơ trở nên yếu hơn.

Một số thực phẩm giàu kali mà bệnh nhân mắc  bệnh thận mạn tính nên lưu ý bao gồm: các loại hạt, các loại đậu, khoai tây, chuối, các sản phẩm từ sữa, bơ, đồ ăn nhanh, thịt đã qua chế biến (như thịt nguội, xúc xích, cà chua, rau cải xoăn, dưa vàng, dưa lưới...


Táo là một trong những loại quả chưa ít kali. Ảnh: Medicalnewstoday

Táo là một trong những loại quả chứa ít kali.

Việc cắt bỏ hoàn toàn kali là không cần thiết vì đây là chất dinh dưỡng quan trọng cho nhiều hoạt động của cơ thể như duy trì cân bằng điện giải, điều hòa huyết áp, thức đẩy tăng trưởng tế bào, cung cấp oxy não và ổn định quá trình trao đổi chất.

Các loại thực phẩm kali thấp có thể là lựa chọn an toàn cho người bệnh thận. Một số thực phẩm ít kali có thể kể đến như: táo, nước ép táo; các loại quả mọng như mâm xôi, dâu tây, việt quất; nho và nước ép nho; dứa và nước ép dứa; dưa hấu; măng tây, súp lơ xanh, cà rốt, cải xoăn, bắp cải, dưa chuột, bí xanh.

Theo Tổ chức Thận Mỹ, chế độ ăn giới hạn kali cho phép hàm lượng sử dụng mỗi ngày là 2.000 mg. Kể cả với các thực phẩm chứa ít kali, lượng sử dụng chỉ nên giới hạn trong 100 g mỗi lần ăn. Nếu ăn nhiều hơn, những thực phẩm vốn có kali thấp vẫn mang đến lượng kali cao cho cơ thể.

Bài viết liên quan