Cơ chế sinh bệnh tiểu đường tự miễn dịch tiềm ẩn ở người lớn (LADA)

2021-01-17 13:53:05

Bệnh đái tháo đường tự miễn tiềm ẩn ở người lớn (LADA) là một rối loạn, trong đó mặc dù có sự hiện diện của các kháng thể tiểu đảo khi chẩn đoán bệnh đái tháo đường nhưng sự tiến triển của suy tế bào β tự miễn vẫn diễn ra chậm. Do đó, bệnh nhân LADA không cần insulin, ít nhất trong 6 tháng đầu sau khi được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường.

1. Đái tháo đường tự miễn tiềm ẩn ở người lớn

1.1. Đái tháo đường tự miễn tiềm ẩn ở người lớn là gì?

Hiểu đơn giản, đái tháo đường tự miễn tiềm ẩn là một loại bệnh đái tháo đường có những nét giống với cả bệnh đái tháo đường loại 1 lẫn đái tháo đường loại 2. Một số đặc điểm của bệnh thường xuất hiện ở những bệnh nhân đái tháo đường loại 1, trong khi một số đặc điểm khác lại giống với bệnh đái tháo đường loại 2. Đó là lý do tại sao một số người gọi đây là bệnh đái tháo đường 1.5.

Hiện tại, bệnh không được phân loại là một loại bệnh đái tháo đường riêng biệt, nhưng có một số nghiên cứu y tế đang được tiến hành để thử và xác định chính xác điều gì khiến chúng khác với bệnh đái tháo đường loại 1 và loại 2

Trong số những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường type 2, đái tháo đường tự miễn tiềm ẩn ở người lớn xảy ra ở 10% người trên 35 tuổi và 25% dưới độ tuổi đó. Các nghiên cứu tiền cứu về chức năng tế bào β cho thấy, bệnh nhân LADA có nhiều kháng thể tiểu đảo phát triển suy tế bào β trong vòng 5 năm, trong khi những người chỉ có kháng thể GAD (GADAs) hoặc chỉ có kháng thể tế bào tiểu đảo (ICA) hầu hết phát triển suy tế bào β sau 5 năm . Mặc dù có thể mất đến 12 năm cho đến khi suy tế bào β xảy ra ở một số bệnh nhân, nhưng sự suy giảm phản ứng của tế bào β với glucose và glucagon tĩnh mạch có thể được phát hiện khi chẩn đoán bệnh đái tháo đường. Do đó, LADA không phải là một bệnh tiềm ẩn, bệnh đái tháo đường tự miễn ở người lớn bị suy tế bào β tiến triển chậm có thể là một khái niệm đầy đủ hơn. Phù hợp với suy giảm chức năng tế bào β đã được chứng minh khi chẩn đoán bệnh đái tháo đường, insulin là phương pháp điều trị được lựa chọn.

1.2. Các triệu chứng của đái tháo đường tự miễn tiềm ẩn ở người lớn là gì?

Các triệu chứng của đái tháo đường tự miễn tiềm ẩn ở người lớn giống như bệnh đái tháo đường loại 1 và loại 2:

  • Đi tiểu nhiều hơn bình thường
  • Luôn cảm thấy rất khát
  • Mệt mỏi, uể oải
  • Gầy yếu, xuống cân

Các triệu chứng trên thường đến chậm hơn nhiều so với đái tháo đường loại 1. Nhưng các triệu chứng rõ ràng hơn lại thường đến nhanh hơn so với bệnh đái tháo đường loại 2.

Một điểm khác biệt nữa là, thừa cân thường là nguyên nhân chính gây nên đái tháo đường thì bệnh đái tháo đường tự miễn tiềm ẩn có xu hướng mắc với cả những người có mức cân nặng ổn định.

1.3.Chẩn đoán đái tháo đường tự miễn tiềm ẩn ở người lớn

Chẩn đoán đái tháo đường tự miễn tiềm ẩn thường khó khăn và dễ nhầm lẫn với bệnh đái tháo đường loại 2. Nếu bệnh nhân mắc đái tháo đường tự miễn tiềm ẩn, trong máu của họ có thể xuất hiện các kháng thể, những kháng thể này có thể được tìm thấy bằng cách sử dụng xét nghiệm kháng thể GADA. Bệnh thường được chẩn đoán ở những người từ 30 đến 50 tuổi.

1.4. Điều trị đái tháo đường tự miễn tiềm ẩn ở người lớn

Điều trị đái tháo đường tự miễn tiềm ẩn cũng chính là sự kết hợp điều trị cả đái tháo đường loại 1 và đái tháo đường loại 2. Người bệnh sẽ bắt đầu được chỉ định dùng thuốc uống, thường là metformin và tiếp tục dùng insulin khi lượng đường trong máu bắt đầu tăng lên.

Những người mắc đái tháo đường tự miễn tiềm ẩn có xu hướng sử dụng insulin nhanh hơn nhiều so với bình thường nếu họ mắc cả bệnh đái tháo đường loại 2. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có một phương pháp nhất định và được thống nhất để quản lý bệnh đái tháo đường tự miễn tiềm ẩn. Vì vậy, các chuyên gia khuyên bạn nên bắt đầu điều trị bằng insulin sớm.

Bệnh đái tháo đường tự miễn chưa được công nhận là một loại bệnh đái tháo đường riêng biệt. Vì vậy, khi điều trị, điều quan trọng nhất là dùng bất cứ loại thuốc nào để giúp người bệnh kiểm soát lượng đường trong máu của mình một cách hợp lý. Điều đó sẽ giúp người bệnh duy trì sức khỏe trong thời gian ngắn và tránh các biến chứng của bệnh đái tháo đường trong tương lai.

2. Cơ chế sinh bệnh đái tháo đường tự miễn dịch tiềm ẩn ở người lớn (LADA)

Bệnh đái tháo đường tự miễn dịch tiềm ẩn ở người lớn (LADA) là một dạng phụ của bệnh đái tháo đường loại 1. Nó được gọi là "bệnh tiểu đường 1,5" bởi vì là một dạng tự miễn dịch giống như bệnh đái tháo đường loại 1 nhưng phát triển chậm hơn giống như bệnh đái tháo đường loại 2.

Bên cạnh đó, bệnh đái tháo đường loại 1 và bệnh đái tháo đường tự miễn dịch tiềm ẩn, các tế bào của tuyến tụy sản xuất insulin ngừng hoạt động. Nhưng đái tháo đường tự miễn dịch tiềm ẩn tiến triển chậm hơn so với bệnh đái tháo đường loại 1 nên có thể không cần dùng đến thuốc insulin trong vài năm sau khi được chẩn đoán. Nếu một người bị đái tháo đường tự miễn tiềm ẩn vẫn tạo ra một số insulin, thì những thay đổi lối sống lành mạnh có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh. Tuy nhiên, nếu bệnh tiến triển nhanh khiến chúng sản xuất ít hoặc thậm chí không sản xuất insulin, người bệnh có thể sẽ phải cần đến sự trợ giúp của thuốc insulin. Bởi những người mắc bệnh đái tháo đường tự miễn tiềm ẩn thường vẫn còn khả năng sản xuất một lượng insulin khi ở độ tuổi trẻ hơn, nên họ thường không được chẩn đoán bệnh cho đến khi trưởng thành, thường là sau tuổi 30. Tuy nhiên, do tuổi cao hơn khi chẩn đoán, họ có thể bị chẩn đoán nhầm với bệnh đái tháo đường loại 2.

Thuốc trị tiểu đường
Người mắc bệnh lý tiểu đường cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời

Bệnh đái tháo đường tự miễn tiềm ẩn ở người lớn (LADA) là một dạng bệnh đái tháo đường tự miễn tiến triển chậm. Giống như bệnh tự miễn đái tháo đường loại 1, bệnh đái tháo đường tự miễn tiềm ẩn xảy ra do tuyến tụy ngừng sản xuất insulin hoặc sản xuất không đủ lượng insulin cho cơ thể. Tuy nhiên không giống với đái tháo đường loại 1, đái tháo đường tự miễn tiềm ẩn thường không cần điều trị bằng insulin trong vài tháng hoặc thậm chí vài năm sau khi được chẩn đoán.

Bài viết liên quan