2021-04-14 10:04:40
Thiếu máu tán huyết là rối loạn máu di truyền. Vì vậy, nếu có ý định mang thai, phụ nữ cần hỏi ý kiến bác sĩ về nguy cơ lây truyền sang con.
Thiếu máu tán huyết là bệnh gì?
Thiếu máu tán huyết là rối loạn máu di truyền xảy ra khi gen bị đột biến. Các tế bào hồng cầu của người bệnh thường dễ vỡ, vòng đời bị rút ngắn hơn bình thường.
Sự phá vỡ của tế bào hồng cầu một mặt gây thiếu máu, mặt khác gây ảnh hưởng tiêu cực đến những cơ quan khác của cơ thể do không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết để hoạt động.
Thiếu máu tán huyết là bệnh di truyền gen lặn nhiễm sắc thể. Những người bệnh mang gen lặn thường không có biểu hiện rõ ràng nhưng nó sẽ thể hiện gen trội ở thế hệ sau. Vì vậy, nếu phụ nữ có gen bệnh trong người thì nguy cơ di truyền sang con là rất cao.
Nguyên nhân gây bệnh thiếu máu tán huyết
Bệnh thiếu máu tán huyết gây ra bởi nhiều nguyên nhân, được chia thành các nhóm gồm:
Do miễn dịch
Các kháng thể bên trong cơ thể có khả năng kích hoạt phản ứng gây vỡ màng hồng cầu:
– Thiếu máu tán huyết gây ra bởi kháng thể tự miễn
– Phản ứng của quá trình truyền máu
– Do nhiễm trùng
– Do một số bệnh lý tự miễn khác như viêm đại tràng, Lupus, viêm đa khớp dạng thấp…
– Do các bệnh lý ác tính: bạch cầu cấp Lympho, lymphoma…
Thiếu máu tán huyết là bệnh di truyền nguy hiểm
Không do miễn dịch
Vỡ hồng cầu không liên quan đến kháng thể mà gây ra bởi một số nguyên nhân sau:
– Tác dụng phụ của thuốc: làm giảm sức bền của màng gây dễ vỡ
– Nhiễm độc tố do bị ong đốt, nọc rắn
– Lắng đọng vật chất dư thừa: thalassemia
– Bất thường trong cấu trúc màng hồng cầu: bệnh Hemoglobin
– Thiếu hụt enzyme có chức năng ổn định màng hồng cầu như enzyme G6DP
– Sau phẫu thuật tim
Bệnh thiếu máu tán huyết có nguy hiểm không?
Thiếu máu tán huyết là bệnh di truyền nguy hiểm. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn di truyền sang con.
Ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu
Khi mang thai, mẹ bầu dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi. Điều này khiến cho triệu chứng của bệnh thiếu máu tán huyết biểu hiện rõ ràng và trầm trọng hơn. Trong đó, tim và gan là hai bộ phận dễ bị ảnh hưởng nhất. Ngoài ra, hệ thống nội tiết tiết ra hormone trong cơ thể mẹ cũng bị ảnh hưởng.
Khi mang thai, mẹ cần sản xuất máu nhiều hơn bình thường để vừa cung cấp máu đi nuôi cơ thể, vừa cung cấp máu nuôi thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu bị thiếu máu tán huyết rất dễ bị thiếu máu ở mức độ nặng. Trong nhiều trường hợp, bầu cần phải được truyền máu khi mang thai.
Bệnh thiếu máu tán huyết còn khiến mẹ bầu tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 1. Chính vì vậy, người bệnh cần đi kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai để phòng ngừa những tác động xấu có thể xảy ra.
Ảnh hưởng đến sự phát triển của bé
Tùy thuộc vào loại gen đột biến của bố mẹ mà nguy cơ mắc bệnh cũng như các triệu chứng biểu hiện của bệnh ở trẻ là khác nhau, từ nặng đến nhẹ. Nếu cả bố và mẹ bị bệnh thì con sẽ mắc bệnh lý này.
Ở những trường hợp bệnh nặng, thai nhi có thể chết ngay từ trong bụng mẹ do bị thiếu máu. Với trường hợp nhẹ, bệnh có thể biểu hiện khi bé được 6-24 tháng tuổi với các triệu chứng như vàng da, chậm lớn, mệt mỏi, tiêu chảy, sốt… Nếu không được điều trị sớm, trẻ sẽ chậm phát triển, thậm chí tử vong.
Thiếu máu tán huyết có thể truyền cho con nên bà bầu cần lưu ý
Nếu hai vợ chồng mang gen lặn của bệnh thì nguy cơ trẻ sinh ra sẽ có 25% nguy cơ mang gen trội và bệnh ở dạng nặng. Khi đó, bé dường như sẽ phải truyền máu suốt đời. Nếu chỉ bố hoặc mẹ mang bệnh thì nguy cơ nhiễm bệnh của bé chỉ là 50% nhưng ở dạng nhẹ, ít biểu hiện.
Hiện nay, không ít phụ nữ khi xét nghiệm sàng lọc trong quá trình mang thai thì phát hiện bị thiếu máu tán huyết, nhưng đa số ở thể nhẹ (gen lặn). Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ yêu cầu người chồng đi xét nghiệm máu để xem có nhiễm bệnh hay không.
Nếu chồng cũng bị thiếu máu tán huyết, khả năng sinh con ra sẽ mang gen trội, tức là sẽ mắc bệnh thiếu máu tán huyết ở thể nặng, sau này cuộc sống của trẻ sẽ gắn liền với việc truyền máu.
Còn nếu người chồng không bị bệnh, khả năng con sinh ra 50% là không bị nhiễm bệnh và 50% là nhiễm bệnh ở thể nhẹ, tức là vẫn có cuộc sống bình thường.
Do đó các mẹ bầu đừng quá lo lắng khi thấy kết luận mình bị thiếu máu tán huyết nhé. Các mẹ vẫn có khả năng sinh con khỏe mạnh bình thường vì tỷ lệ cả hai vợ chồng cùng bị bệnh này là rất thấp, chủ yếu ở các vùng dân tộc ít người do có tập tục kết hôn với người gần huyết thống.
Mặc dù vậy, các mẹ cũng nên cẩn trọng trong quá trình mang thai để hạn chế và khắc phục tình trạng tán huyết bằng cách tránh nguy cơ nhiễm các bệnh sốt rét, sốt siêu vi, tiểu đường,… bằng cách ngủ nằm màn, ăn uống điều độ và đủ chất, bổ sung thêm các loại thực phẩm từ đậu để nâng cao sức đề kháng, không uống rượu, hút thuốc lá, tránh tiếp xúc với những nơi có môi trường độc hại.
Axit folic cũng là một tác nhân giúp cơ thể tạo ra nhiều tế bào hồng cầu mới. Do đó các mẹ hãy bổ sung thực phẩm giàu acid folic giai đoạn trước và trong khi mang thai để giúp thai nhi khỏe mạnh.
Điều trị thiếu máu tán huyết ở mẹ bầu
Tùy thuộc vào từng trường hợp, mức độ bệnh cũng như sức khỏe của mẹ, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp thích hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.
Mẹ bầu bị thiếu máu tán huyết nên bổ sung thực phẩm giàu sắt
Với các trường hợp cấp tính cần can thiệp khẩn cấp, nhanh, kịp thời. Điều trị dựa trên bệnh nền cùng với việc kiểm soát thiếu máu bằng cách truyền hồng cầu lắng và ngăn ngừa tác hại của tán huyết.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà cách điều trị cũng khác nhau. Ví dụ như thiếu máu do nhiễm trùng, sốt rét sẽ điều trị dựa vào các tác nhân gây nhiễm, thiếu máu tán huyết sơ sinh sẽ chiếu đèn, thay máu cho trẻ, thiếu máu tán huyết do hội chứng tan máu ure huyết sẽ được điều trị bằng cách lọc máu, lọc huyết tương, truyền huyết tương…
Dù là cách nào, các bác sĩ cũng sẽ lựa chọn ra phương pháp phù hợp nhất để bảo vệ sức khỏe của cả hai mẹ con.
Phòng ngừa thiếu máu tán huyết như thế nào?
Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh lý này là việc bạn và chồng nên đi khám sức khỏe trước khi mang thai để phát hiện những bệnh lý có khả năng di truyền, từ đó đưa ra phương pháp xử trí kịp thời, tối ưu nhất.
Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu nên đi khám thai định kỳ, đặc biệt không được bỏ qua những xét nghiệm quan trọng ở tuần thứ 12 và tuần thứ 18 để phát hiện những bất thường của thai nhi.
Bổ sung đầy đủ acid folic 3 tháng trước mang thai và trong suốt thai kỳ vì nó có tác dụng ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh và còn có thể tác tạo tế bào hồng cầu mới, hỗ trợ và hạn chế tình trạng thiếu máu khi mang thai. Ngoài ra, mẹ cũng cần bổ sung đầy đủ các loại vitamin, khoáng chất khác như vitamin D, C, E, canxi, sắt, kẽm, selenium…
Đặc biệt, nếu đã mắc bệnh, không được tự ý mua thuốc uống vì có thể bệnh không những không giảm mà còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả hai mẹ con. Đây là điều tối kỵ trong suốt quá trình mang thai mà mẹ cần lưu ý.