Tin tức Thông tin sức khỏe Sức khỏe tổng quát Nguyên nhân nào gây ra viêm, đau nướu?

2021-01-22 14:54:18

Có nhiều lý do gây ra tình trạng viêm, đau nướu, từ rất nhỏ đến rất nghiêm trọng. Trong số đó, nhiều vấn đề về nướu không gây đau ngay, mà chỉ phát triển âm thầm.

 

1. Bệnh về răng gây đau, viêm nướu

Các dấu hiệu đầu tiên khi bị viêm, đau nướu là chảy máu, sưng và đỏ. Bệnh thường xảy ra khi bạn không chải răng hoặc dùng chỉ nha khoa đúng, đủ hoặc thường xuyên. Người bệnh có thể không cảm thấy đau nướu ở giai đoạn đầu.

Nếu không điều chỉnh thói quen đánh răng và dùng chỉ nha khoa tốt hơn, bệnh nướu răng có thể trở nên ngày càng tồi tệ. Theo thời gian, nướu của bạn sẽ bắt đầu tụt ra khỏi răng, tạo ra các túi nhỏ. Những mẩu thức ăn nhỏ có thể mắc kẹt trong đây, gây nhiễm trùng. Hiện tượng này khiến răng bị lung lay hoặc phá vỡ phần xương giữ cố định, dẫn đến mất răng. Ở thời điểm này bạn có thể có hoặc không cảm thấy đau nướu.

2. Loét miệng gây đau, viêm nướu

Còn gọi là nhiệt miệng hay đau đẹn, có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong miệng, kể cả nướu. Đẹn thường xuất hiện dưới dạng đốm đỏ trong miệng, kèm theo một lớp phủ màu trắng. Mặc dù không có phương pháp điều trị đặc biệt, nhưng vết loét có xu hướng tự khỏi trong vòng 1 - 2 tuần. Nếu không, hãy đến gặp bác sĩ hoặc nha sĩ để kiểm tra.

3. Thuốc lá gây đau, viêm nướu

Nếu hút thuốc hoặc sử dụng các sản phẩm “không khói” - như thuốc lá nhai, thuốc ngâm hoặc thuốc hít, bạn có nhiều khả năng bị bệnh răng miệng và viêm nướu

Thuốc lá không khói thường được đặt giữa má và nướu, vì thế có thể gây hại cho miệng của người sử dụng nhiều hơn thuốc lá truyền thống. Nướu của bạn có thể tụt ra khỏi răng, cũng như hình thành vết loét bên trong miệng và trên nướu. Thậm chí thuốc lá còn có nguy cơ dẫn đến ung thư miệng.

Hút thuốc lá là nguyên nhân gây nên ung thư thực quản
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý về răng miệng

4. Thay đổi nội tiết tố

Đối với phụ nữ, nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến nướu răng vào những thời điểm khác nhau trong cuộc đời. Ở tuổi dậy thì, máu chảy đến nướu nhiều hơn và khiến bạn cảm thấy bị sưng, mềm hoặc đau nướu. Nữ giới cũng có thể cảm thấy lợi hơi đau trong kỳ kinh nguyệt.

Nếu bạn đang mang thai, nồng độ hormone tăng cao có thể ảnh hưởng đến nướu của bạn. Hãy trình bày với bác sĩ nếu nhận thấy nướu bị chảy máu hoặc đau.

Khi phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh, mức độ hormone lại thay đổi. Điều này khiến nướu răng có thể bị chảy máu, đổi màu, bỏng hoặc đau.

5. Áp xe răng

Khi bạn bị nhiễm trùng chân răng, một túi mủ sẽ được tạo thành, hay còn gọi là áp xe. Những ổ áp xe không phải lúc nào cũng gây hại, nhưng nhiều trường hợp cũng khiến nướu bị sưng tấy. Nếu lợi của bạn bị đau hoặc bị sưng, hãy đến gặp nha sĩ. Bệnh nhân có thể cần lấy tuỷ răng để điều trị.

6. Ung thư miệng

Khối u ác tính có thể bắt đầu trên lưỡi, má trong, amidan hoặc nướu răng của bạn. Cả người bệnh và nha sĩ đều có thể nhìn thấy, bởi vì ung thư miệng trông giống như một vết loét trong miệng chưa lành. Khối u có thể không gây đau lúc ban đầu. Nhưng hãy để ý đến bất kỳ vết loét nào trong miệng hoặc trên nướu của bạn. Đến gặp nha sĩ nếu bệnh răng miệng không khỏi trong vài tuần.

Bài viết liên quan