2022-12-26 16:44:14
Ung thư tiêu hóa là bệnh chiếm tỷ lệ tử vong cao thứ 3 thế giới. Tuy nhiên, những triệu chứng của bệnh lý này còn khá mơ hồ khiến nhiều người chủ quan và xem thường. Do đó, khám sức khỏe định kỳ và tầm soát ung thư đường tiêu hóa là cách tốt nhất để phát hiện sớm những mầm mống ung thư, tăng cơ hội điều trị khỏi cho bệnh nhân.
Ung thư đường tiêu hóa là gì?
Ung thư đường tiêu hóa bao gồm ung thư khoang miệng, vòm họng, dạ dày, thực quản, hậu môn, đại trực tràng và ruột non. Ung thư đường tiêu hóa dễ gây nhầm lẫn với những bệnh về đường tiêu hóa và thường diễn biến âm thầm, gần như không có triệu chứng nào đặc biệt mặc dù đã có khối u phát triển trong thời gian dài.
Ung thư đường tiêu hoá chiếm tới 30% trong số các loại ung thư, thường xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới. Nhóm bệnh này có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm và có phương pháp điều trị chính xác, kịp thời.
Ung thư đường tiêu hóa diễn biến âm thầm nên người bệnh khó nhận biết khi ở giai đoạn đầu
Các loại ung thư đường tiêu hóa
Ung thư đường tiêu hóa có 11 loại phổ biến, có thể kể đến như:
Ung thư dạ dày: Khoảng trên 90% ung thư dạ dày xảy ra do lớp niêm mạc dạ dày phát triển ngoài tầm kiểm soát, hình thành các khối u xâm lấn đến các mô bình thường và di căn sang những bộ phận khác trong cơ thể.
Ung thư đường mật: Khoảng 60% ung thư xảy ra ở vùng rốn gan, 25% phát sinh từ hệ thống ống gan xa và 15% từ hệ thống ống gan trong gan.Ung thư đường mật là một dạng ung thư ống mật, có xu hướng phát triển trong các tế bào biểu mô lót đường mật.
Ung thư hậu môn: là tình trạng các tế bào trong niêm mạc hậu môn hoặc bờ hậu môn phát triển bất thường, mất kiểm soát, hình thành nên các khối u xâm lấn vào các mô lân cận hoặc các bộ phận khác trên cơ thể.
Ung thư đại tràng: xảy ra khi các mô bình thường trong thành đại tràng phát triển thành một polyp tuyến hoặc tiền ung thư, sa ra khỏi thành trực tràng. Khi polyp phát triển lớn hơn sẽ hình thành nên khối u.
Ung thư túi mật: là do sự phát triển vượt khỏi tầm kiểm soát của các tế bào túi mật, đến một mức độ nào đó chúng sẽ hình thành khối u bên trong túi mật.
Ung thư gan: bao gồm các tế bào gan, tế bào ống mật hay các mạch máu trong gan phát triển bất thường. Ung thư gan nguyên phát là tình trạng các khối u ác tính bắt đầu phát triển trong gan. Khi ung thư lan sang các bộ phận khác thì được gọi là di căn gan.
Ung thư ruột thừa: là loại ung thư đường tiêu hóa khá hiếm gặp, xảy ra khi các tế bào trong ruột thừa phát triển không đúng như bình thường, dẫn đến sự hình thành của khối u trong ruột thừa.
Ung thư ruột non: bao gồm ung thư biểu mô tuyến, Sarcoma, Carcinoid, Lymphoma, xảy ra khi các tế bào ruột non phát triển bất thường, không thể kiểm soát.
Ung thư tuyến tụy: là một căn bệnh ung thư đường tiêu hoá hiếm gặp khác. Loại ung thư này thường phát triển khi các tế bào hoạt động bất thường, dẫn đến hình thành các khối u. Những khối u trong tuyến tụy có thể lây lan sang các hạch bạch huyết hoặc di căn sang các khu vực lân cận khác.
Ung thư thực quản: thường phát triển từ lớp niêm mạc trong thực quản. Ung thư thực quản có thể hình thành ở vị trí gần thực quản từ các tế bào vảy hoặc ở phần xa thực quản.
Dấu hiệu ung thư đường tiêu hóa
Các dấu hiệu của ung thư đường tiêu hóa thường mờ nhạt, dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác hoặc các bệnh đường tiêu hóa thông thường như viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa. Vì vậy, các chuyên gia y tế đã đưa ra một số dấu hiệu cảnh báo ung thư đường tiêu hóa không nên bỏ qua:
Tuy nhiên, nếu ung thư đường tiêu hóa mới chỉ ở giai đoạn khởi phát, các khối u còn nhỏ có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng cụ thể nào. Vì vậy, người bệnh cần tầm soát ung thư đường tiêu hóa để có thể phát hiện ra bệnh và từ đó có phương án điều trị phù hợp.
Đau tức bụng là dấu hiệu ung thư đường tiêu hóa điển hình
Tầm soát ung thư đường tiêu hóa
Theo các chuyên gia ung thư, tầm soát ung thư đường tiêu hóa giúp giảm tỷ lệ ung thư lên đến 90% các trường hợp. Mặt khác, việc khám sàng lọc, kiểm tra đường tiêu hóa định kỳ có thể giúp phát hiện sớm các khối u khi còn rất nhỏ, ngay cả trước khi chưa xuất hiện triệu chứng nào, từ đó có phương án điều trị kịp thời, tăng cơ hội chữa khỏi bệnh, kéo dài sự sống cho người bệnh.
Đặc biệt đối với những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao như người trên 40 tuổi, gia đình có người mắc ung thư, người ít vận động, người có chế độ ăn không lành mạnh, hút thuốc lá, nghiện rượu bia… thì việc tầm soát ung thư định kỳ cần tiến hành càng sớm càng tốt. Phương pháp để phát hiện sớm ung thư đường tiêu hoá chính xác nhất là là nội soi kiểm tra đại tràng và dạ dày định kỳ.
Tầm soát ung thư tiêu hóa định kỳ hằng năm chính là “chìa khóa vàng” giúp bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, tầm soát ung thư bằng các phương pháp hiện đại tại các bệnh viện lớn, uy tín sẽ giúp cho việc chẩn đoán sớm và điều trị ung thư tiêu hóa thuận lợi hơn.