Nguyên nhân khiến trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân

2021-05-04 12:31:57

Vấn đề trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân đang là mối lo ngại của nhiều phụ huynh. Tình trạng này có thể là một hiện tượng tự nhiên trong quá trình phát triển của bé, nhưng cũng có khả năng là do các bất thường về sức khỏe như vấn đề tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng...

1. Bé ăn nhiều nhưng không đủ lượng calo cần thiết

Nguyên nhân này đến từ những sai sót trong việc pha chế, chế biến sữa/thức ăn cho trẻ.

Ví dụ: Đối với trẻ sơ sinh, nếu cha mẹ hoặc người chăm sóc pha sữa không đúng cách, các bé sẽ không nhận đủ năng lượng để phát triển. Ngoài ra, việc cho trẻ bú sữa mẹ hoặc bắt đầu cho trẻ ăn dặm cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển. Nếu như trong giai đoạn này, bé không được chăm sóc đúng cách, bé có khả năng cao sẽ bị suy dinh dưỡng.

Vì vậy, để đảm bảo sự lớn lên của bé diễn ra mạnh mẽ, thuận lợi, bạn cần đặc biệt chú ý một số điểm sau đây:

  • Trước 1 tuổi, sữa là thức ăn chính của bé chứ không phải thức ăn dặm. Nếu như bạn giảm bớt sữa mỗi ngày và thay bằng thức ăn dặm, cơ thể của bé có khả năng không thích ứng, vì thế sẽ không thể phát triển tốt.
  • Các bác sĩ nhi khoa khuyến nghị phương pháp ăn dặm kiểu Nhật: Trong vòng 9 tháng đầu đời, lượng ăn dặm chỉ nên chiếm khoảng 30% và lượng thức ăn phù hợp là cháo (50 – 80ml), rau củ (20 – 30ml), đạm (10 – 15ml) và mỗi ngày không nên cho bé ăn nhiều hơn 100ml thức ăn dặm.
  • Trong thời kỳ bé từ 6- 12 tháng tuổi, bé sẽ có dấu hiệu tăng cân chậm, đặc biệt là khi các bé bắt đầu biết ngồi, bò, vận động và khám phá... Điều này là dễ hiểu vì bé sẽ không còn tập trung vào ăn uống. Các hoạt động của bé cũng sẽ tiêu tốn một lượng calo nhất định. Lúc này, phụ huynh không nên cho bé ăn quá nhiều để thúc đẩy tăng cân vì sẽ gây áp lực đến hệ tiêu hóa.
  • Sau 1 tuổi, thức ăn dặm của bé cần phải tăng nhiều hơn so với uống sữa. Nghĩa là, nếu thời gian này bé uống sữa mà ít ăn dặm do chán ăn, biếng ăn..., cơ thể sẽ xảy ra sự rối loạn tiêu hoá, dẫn đến tình trạng kém hấp thụ và khó tăng cân sau này.
Giá trị dinh dưỡng của sữa mẹ
Trong 1 năm đầu đời, sữa là thức ăn chính của trẻ

2. Bé gặp vấn đề về hệ tiêu hóa

Các vấn đề liên quan đến hệ thống tiêu hóa có thể ngăn cản sự tăng cân của trẻ. Trong đó, một số bệnh lý sau sẽ hạn chế sự hấp thụ dinh dưỡng và calo của trẻ trong quá trình phát triển:

2.1 Trào ngược dạ dày thực quản

Bé có dấu hiệu ợ chua, ợ nóng... thường xuyên. Điều này là kết quả của dịch acid trong dạ dày di chuyển ngược lên thực quản. Ở trẻ sơ sinh, nếu bị trào ngược dạ dày, sữa mẹ hoặc sữa công thức sẽ bị trào ngược lên và đôi khi ra ngoài. Hầu hết các bé đều vượt qua hiện tượng này lúc 1 hoặc 2 tuổi.

Tuy nhiên, nếu triệu chứng trào ngược kéo dài, tình trạng phát triển của bé sẽ gặp ảnh hưởng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, các biến chứng nguy hiểm hơn cũng có thể xảy ra, cụ thể là biến chứng về thần kinh.

2.2 Tiêu chảy mãn tính

Tiêu chảy là tình trạng thường xuyên đi phân mềm hoặc phân lỏng, có thể gây ra do virus (phổ biến chất), vi khuẩn, ký sinh trùng...

Đặc biệt, viêm dạ dày do virus (hay cúm dạ dày) là bệnh phổ biến ở trẻ em. Nó sẽ gây tiêu chảy thường xuyên, buồn nôn, ói mửa, rối loạn tiêu hóa... Các triệu chứng thường kéo dài vài ngày và khiến bé bị mất nước. Bệnh lý này xảy ra với tần suất cao trong các tháng mùa hè.


Tiêu chảy mãn tính có thể là nguyên nhân khiến trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân

2.3 Không dung nạp thực phẩm

Không dung nạp thực phẩm nghĩa là cơ thể của bé không thể tiêu hóa đúng cách những thực phẩm ăn vào hoặc thực phẩm gây kích ứng hệ tiêu hóa. Điều này dẫn đến khả năng hấp thu dinh dưỡng của cơ thể giảm, ảnh hưởng đến quá trình tăng cân của trẻ. Đặc biệt, vấn đề không dung nạp lactose ở trẻ là tương đối phổ biến.

Các triệu chứng không dung nạp thực phẩm bao gồm: Buồn nôn, chuột rút, đau bụng, tiêu chảy, hồi hộp, đau đầu và cảm thấy khó chịu...

2.4 Rối loạn chuyển hóa

Đây là tình trạng cơ thể khó chuyển hóa, xử lý hoặc lấy năng lượng từ thức ăn. Hiện tượng này cũng sẽ khiến trẻ ăn nhiều mà không tăng cân.

3. Trẻ bị dị ứng thực phẩm

Một vấn đề khác khiến khả năng hấp thu dinh dưỡng của trẻ giảm mạnh là trẻ bị dị ứng với thực phẩm ăn vào. Điều này xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể xem thực phẩm là “kẻ thù”, khiến phản ứng dị ứng xảy ra.

Nếu như bé bị dị ứng thực phẩm, bé sẽ có những dấu hiệu rõ rệt như khó thở, ho, đau bụng, nổi mề đay, sưng hoặc tụt huyết áp. Dĩ nhiên, cơ thể cũng sẽ không thể hấp thụ dinh dưỡng và năng lượng từ món ăn, làm bé khó tăng cân.


Trẻ bị dị ứng thực phẩm khiến khả năng hấp thu dinh dưỡng giảm mạnh

4. Có khả năng trẻ đang bị xơ nang

Xơ nang là một rối loạn di truyền đặc biệt ảnh hưởng đến phổi và hệ thống tiêu hóa. Những đứa trẻ mắc bệnh này có khả năng tái phát nhiễm trùng phổi nhiều lần.

Hiện nay, xơ nang đang ảnh hưởng đến nhiều trẻ em trên toàn cầu. Nếu bé bị xơ nang, bé thường sẽ có một số dấu hiệu như:

  • Trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân mặc dù ăn ngon miệng, chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.
  • Trẻ thường có muối trong mồ hôi, bạn dễ dàng nhận biết khi hôn chúng và cảm thấy vị mặn.
  • Trẻ có thể bị nghẹt mũi, các vấn đề về xoang, thở khò khè... giống như hen suyễn.

Xơ nang là một nhiễm trùng mãn tính gây suy giảm chức năng phổi và rối loạn tiêu hóa. Vì vậy, bên cạnh các điều trị nội khoa tích cực, hầu hết các bệnh nhân được chẩn đoán xơ nang đều cần có mối quan tâm đặc biệt đến việc bảo vệ sức khỏe của phổi – nơi dễ dàng bị tổn thương.

Dưới đây là một số lời khuyên từ bác sĩ nhi khoa và chuyên gia dinh dưỡng:

  • Đưa bé đến thăm khám với các bác sĩ nhi khoa hoặc chuyên gia dinh dưỡng để nhận kiểm tra cụ thể và tư vấn phương án tốt nhất.
  • Kiên nhẫn và tuân thủ theo các hướng dẫn chăm sóc bé đặc biệt là trong giai đoạn đầu đời.
  • Nếu như bé có các triệu chứng như tiêu chảy thường xuyên, ói mửa... hãy tìm gặp bác sĩ ngay.

Bài viết liên quan