Cách phát hiện và điều trị ung thư tuyến giáp

2025-06-12 17:22:01

Ung thư tuyến giáp, một bệnh lý ác tính phát sinh từ các tế bào tuyến giáp nhưng thường có tỷ lệ chữa khỏi cao. Tuy nhiên, phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp cho từng bệnh nhân lại vô cùng đa dạng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giai đoạn bệnh, loại tế bào ung thư, kích thước khối u, tuổi tác và sức khỏe tổng quát của người bệnh.

1. Ung thư tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là một cơ quan nội tiết nằm ở cổ, có vai trò quan trọng trong việc sản xuất hormone điều hòa sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể. Khi các tế bào tuyến giáp đột ngột biến đổi và phân chia không kiểm soát, ung thư tuyến giáp sẽ hình thành.  

Bệnh lý này có nhiều dạng khác nhau, phổ biến nhất là thể nhú, thể tủy và thể không biệt hóa. Trong đó, ung thư thể tủy và thể không biệt hóa được đánh giá là có tiên lượng kém hơn. Tuy nhiên, tin vui là đa số bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân mắc ung thư dạng biệt hóa, thường có tiên lượng điều trị rất khả quan.

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư tuyến giáp bao gồm:

  • Khi hệ miễn dịch bị rối loạn, cơ thể không đủ khả năng chống lại các tác nhân gây hại, cơ thể dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn, virus có hại. Trong đó, tế bào tuyến giáp cũng sẽ dễ bị tổn thương và phát triển thành tế bào ung thư.
  • Bên cạnh đó, tiếp xúc với phóng xạ, đặc biệt ở trẻ em, cũng là một yếu tố nguy cơ đáng kể.
  • Di truyền cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh, mặc dù cơ chế cụ thể vẫn chưa được tìm hiểu rõ ràng.  
  • Phụ nữ, đặc biệt trong độ tuổi từ 30-50, có nguy cơ cao hơn nam giới do sự thay đổi hormone trong quá trình mang thai và sau sinh, kích thích hình thành bướu và hạch tuyến giáp
  • Các bệnh lý tuyến giáp trước đó như bướu giáp, Basedow hoặc viêm tuyến giáp cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.  
  • Ngoài ra, các yếu tố khác như thiếu iốt, lạm dụng rượu bia, hút thuốc, thừa cân béo phì cũng góp phần vào quá trình hình thành ung thư tuyến giáp.

2. Cách phát hiện bệnh

2.1 Phát hiện thông qua triệu chứng lâm sàng

Thông thường, bệnh nhân hầu như không có biểu hiện hoặc có thể xuất hiện một vài triệu chứng sau:

2.1.1 Triệu chứng xuất hiện sớm

  • Phát hiện khối u tuyến giáp: Khối u có đặc điểm cứng, bờ rõ ràng, bề mặt có thể trơn láng hoặc gồ ghề và di chuyển theo nhịp nuốt.  
  • Xuất hiện hạch ở cổ: Hạch thường có kích thước nhỏ, mềm mại, di động và nằm cùng bên với khối u.

2.1.2 Biểu hiện giai đoạn muộn:

  • Xuất hiện khối u lớn, cứng, cố định ở trước cổ.
  • Giọng nói khàn đi, thậm chí có thể khó thở.
  • Cảm giác khó nuốt hoặc nuốt nghẹn do khối u gây chèn ép.
  • Vùng da ở cổ có thể bị thâm nhiễm hoặc loét, chảy máu. 
Cách phát hiện ung thư tuyến giáp.
Cách phát hiện ung thư tuyến giáp.

2.2 Phát hiện qua khám sức khỏe

2.2.1 Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu là một cách hữu hiệu để kiểm tra chức năng tuyến giáp và hỗ trợ chẩn đoán ung thư tuyến giáp.

2.2.2 Siêu âm màu tuyến giáp

Siêu âm màu tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá số lượng và tính chất của các "nhân giáp", cũng như phát hiện các hạch cổ. Nếu trong quá trình siêu âm phát hiện có một hoặc nhiều "nhân giáp", khả năng bệnh nhân mắc ung thư dao động từ 4-6,5%. Thông qua siêu âm, bác sĩ cũng có thể đánh giá được nguy cơ nhân giáp ác tính cao, trung bình hay thấp.

2.2.3 Xạ hình tuyến giáp:  

Phương pháp xạ hình tuyến giáp rất hữu ích cho việc đánh giá chức năng của tuyến giáp, các nhân giáp và chẩn đoán bệnh. Bác sĩ sẽ dùng các chất phóng xạ như l-131 hoặc Technetium-99m (Tc99m) để ghi hình tuyến giáp.

Phương pháp chọc hút tế bào bằng kim nhỏ là phương pháp có hiệu quả cao trong việc phân biệt giữa nhân giáp lành và ác tính, với độ chính xác lên đến 95%.  

Trước tiên, bác sĩ sẽ gây tê tại vùng cổ, sau đó sử dụng một kim nhỏ để chọc vào tuyến giáp và thu thập một ít tế bào cùng dịch từ nhân.  
  • Mẫu bệnh phẩm sẽ được đưa lên kính hiển vi để kiểm tra xem có dấu hiệu bất thường hay không. Nếu phát hiện tế bào bất thường, đó có thể là dấu hiệu của ung thư tuyến giáp.  

Biện pháp này chủ yếu áp dụng cho các bệnh nhân có nhân giáp lớn hơn 1cm hoặc những nhân giáp bất thường được phát hiện qua xạ hình hoặc siêu âm.

2.2.5 Siêu âm và chụp cắt lớp  

Đây là các kỹ thuật giúp phân biệt tổn thương thể rắn và tổn thương thể lỏng. Hai phương pháp này giúp phát hiện chính xác các thương tổn nhỏ (3-4mm) trong trường hợp di căn chỉ điểm. Xét nghiệm siêu âm và chụp cắt lớp đặc biệt hữu ích cho những trường hợp đã đạt mức bão hòa iod.

3. Điều trị ung thư tuyến giáp

Phẫu thuật là phương pháp chủ yếu trong điều trị ung thư tuyến giáp, trong đó loại bỏ hoàn toàn tuyến giáp kèm theo nạo vét hạch cổ là phương pháp điều trị tối ưu. Dù vậy, phương pháp điều trị vẫn cần được điều chỉnh phù hợp với tình trạng của mỗi bệnh nhân.

Trong các trường hợp ung thư thể biệt hóa, cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp sẽ được chỉ định khi bệnh nhân có tiên lượng xấu hoặc bệnh tái phát. Trừ các trường hợp cần phải cắt giáp toàn bộ, người bệnh có thể được chỉ định điều trị ung thư tuyến giáp bằng cách cắt gần hết tuyến giáp hoặc chỉ cắt thùy và eo giáp.  

Đối với thể biệt hóa, vét hạch cổ sẽ được thực hiện khi phát hiện hạch qua khám lâm sàng, hình ảnh chẩn đoán hoặc qua quá trình thăm khám kiểm tra, đánh giá tổn thương trong phẫu thuật.

Phương pháp điều trị I 131 được sử dụng nhằm hỗ trợ loại bỏ các tế bào ung thư còn sót hoặc những tổn thương do di căn xa, cũng như các trường hợp ung thư xâm lấn tại chỗ.

Liệu pháp hormon thay thế sẽ được chỉ định trong các trường hợp:

  • Sau khi điều trị I131 hậu phẫu.
  • Sau khi tuyến giáp đã bị cắt bỏ hoàn toàn.
  • Khi có di căn rộng sau khi điều trị triệt căn thất bại.

Xạ trị ngoài và hóa trị ít được áp dụng khi điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa, chúng thường được dùng nhiều hơn cho thể không biệt hóa và thể tủy.

Liệu pháp tăng cường hệ miễn dịch tự thân ở bệnh nhân giúp kích hoạt tế bào miễn dịch, cải thiện khả năng phát hiện và tiêu diệt các tế bào ung thư, đồng thời tăng cường hiệu quả của các phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp như phẫu thuật, hóa trị và xạ trị.

4. Tầm soát, sàng lọc các bệnh lý tuyến giáp

Khoảng 20-60% bệnh nhân ung thư tuyến giáp thường bị bỏ sót, không được phát hiện. Đó chính là lý do cần đi khám sức khỏe định kỳ:

  • Kiểm tra và đánh giá chức năng của tuyến giáp.
  • Sàng lọc và phát hiện sớm những bệnh lý phổ biến như bướu cổ đơn thuần, cường giáp, suy giáp, viêm tuyến giáp, nhân tuyến giáp và ung thư tuyến giáp, từ đó có thể áp dụng biện pháp điều trị thích hợp và kịp thời.

Bài viết liên quan