2023-01-31 10:08:47
Gốc tự do được hình thành trong quá trình sinh sống của cơ thể, chúng rất cần thiết cho cơ thể nhưng nếu hình thành quá nhiều cũng gây ra những tác động xấu, tăng nguy cơ bệnh tật.
1. Gốc tự do là gì?
Gốc tự do là phân tử, ion hay một nguyên tử có số một electron hay có số electron lẻ nên thường không ổn định dễ dàng phản ứng với các phân tử khác trong tế bào.
Gốc tự do có thể mang điện tích dương, âm hoặc không mang điện và chúng đều giữ vai trò quan trọng trong hệ thống sinh học. Chúng có lớp điện tử ngoài cùng chứa một điện tử không ghép cặp (hay gọi là điện tử đơn độc), do có điện tử không ghép cặp ở lớp ngoài cùng nên gốc tự do rất không ổn định, chúng luôn có xu hướng cướp điện tử của các nguyên tử hay phân tử khác để trở về trạng thái ổn định, nhưng lại biến các nguyên tử hoặc các phân tử này trở thành gốc tự do, làm cho cấu trúc tế bào bị thay đổi và bị phá vỡ. Các gốc tự do được sinh ra trong cơ thể chủ yếu từ hai nguồn:
Các gốc tự do có hoạt tính rất mạnh nếu tăng quá mức sẽ gây ra những tổn thương đến tế bào, làm tăng nguy cơ bệnh tật.
Một số loại gốc tự do nguy hiểm gây hại cho cơ thể như: Superoxide, ozone, hydrogen peroxide, peroxy lipid, hydroxyl radical gây ra nhiều tổn thương tế bào.
2. Những ảnh hưởng của gốc tự do đối với cơ thể
Gốc tự do có thể dễ dàng phản ứng với các thành phần của tế bào, qua đó các gốc tự do gây ra sự rối loạn hoạt động bình thường của tế bào, phá hủy tế bào và đẩy nhanh quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể.
Nhiều nghiên cứu thấy sự liên quan của các gốc tự do đối với sự hình thành một số bệnh lý gồm:
Bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể thì sự hình thành các gốc tự do nội sinh cũng rất cần thiết cho cơ thể, giúp cho quá trình tổng hợp và phân hủy các chất trong quá trình chuyển hóa tế bào.
3. Làm sao để hạn chế các gốc tự do trong cơ thể
Để tránh sự gia tăng quá mức của gốc tự do gây hại cho tế bào và cân bằng lại sự hình thành gốc tự do thì cơ thể cũng có những cơ chế gây phá hủy các gốc tự do, đó là những enzym có sẵn trong tế bào (glutathione reductase, glutathione peroxidase...) hay các chất chống oxy hoá không có bản chất enzym như Vitamin A, E, C, coenzyme Q, beta caroten, selen...
Tuy nhiên, nếu vì nhiều nguyên nhân mà có quá nhiều gốc tự do được tạo ra và tồn tại trong cơ thể, thì những cơ chế chống gốc tự do trong chúng ta không thể tự loại bỏ hết được làm ảnh hưởng tới cơ thể. Một số biện pháp giúp phòng ngừa và loại bỏ gốc tự do gồm:
Khi các gốc tự do tăng nhiều trong cơ thể sẽ gây hại cho tế bào, tăng nguy cơ gây nhiều bệnh lý phức tạp. Chế độ ăn uống sinh hoạt cũng góp phần ảnh hưởng tới sự hình thành các gốc tự do. Chính vì vậy, một lối sống sinh hoạt khoa học, bổ sung đầy đủ các chất chống oxy hóa giúp hạn chế hình thành gốc tự do.